Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà

Chi Chi - Ngày 16/07/2021 14:30 PM (GMT+7)

Cuộc sống một mình chăm con nơi xứ người của MC Hoàng Oanh gặp nhiều khó khăn.

Hơn nửa năm từ ngày một mình ôm con trai sang Singapore đoàn tụ cùng chồng rồi bị kẹt lại vì dịch COVID-19, MC Hoàng Oanh đã có những tháng ngày hạnh phúc trong tổ ấm nhỏ có chồng và con trai của mình. Song song với đó cũng là những trải nghiệm cảnh một mình chăm con và lo mọi thứ khi chồng vắng nhà.

Mới đây, nữ MC còn chia sẻ chuyện cô bị ốm và chồng vẫn phải đi làm nên một mình ở nhà, Hoàng Oanh vẫn phải đảm đương tất thảy các công việc từ chăm con, con quấy đến cơm nước nhà cửa. Lúc này cô mới thấu hiểu sự quan tâm của mẹ dành cho những ngày còn ở Việt Nam.

Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà - 1

Thậm chí, Hoàng Oanh nhớ lúc ở quê nhà, mỗi lần cô bị ốm đều được mẹ cạo gió cho nhanh hết bệnh nhưng khi ở Singapore lại không thể làm điều này, chồng Tây của cô chắc hẳn cũng chưa biết được phương pháp dân gian này của Việt Nam nên không thể giúp vợ.

Nhớ nhà nhớ mẹ, lại còn bị ốm ngay lúc này nhưng Hoàng Oanh chẳng thể làm gì khác vì chưa thể về bên mẹ mà mẹ cũng không thể sang cùng. Cô chỉ có thể tự động viên bản thân mình và gửi lời động viên đến tất cả các bà mẹ bỉm cùng cảnh ngộ.

Hoàng Oanh viết: "Bệnh ở xa nhà thật không dễ dàng! Nhớ mẹ, hồi ở Việt Nam lúc nào bệnh cũng có mẹ chăm sóc, cạo gió cho! Giờ không ai cạo giùm còn phải tự nấu cháo, nấu cơm, dọn nhà, rửa chén... chăm sóc nhóc Max mà đeo khẩu trang.

Muốn nằm nghỉ lắm mà con nó chạy vòng vòng phải ráng căng mắt canh nó không nó té u đầu. Nhõng nhẽo thế thôi chứ lớn rồi, ai cũng phải mạnh mẽ gồng gánh gia đình dù mình không được khoẻ!

Ta nói phụ nữ mới là bền bỉ hơn đàn ông gấp ngàn lần đó các mẹ à. Cố lên các mẹ bỉm nha! Mọi người giữ sức khoẻ, sống tốt, sống vui qua mùa dịch này nha".

Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà - 2

Hơn nửa năm qua, cuộc sống làm mẹ bỉm của MC Hoàng Oanh có nhiều hạnh phúc nhưng cũng nhiều khó khăn khi không có người thân đỡ đần chuyện con cái. Cô cũng không hề giấu giếm mà thoải mái chia sẻ về những khó khăn bản thân gặp phải. Lần gần đây nhất là khoảng vào 2 tháng trước khi cả hai vợ chồng đều bệnh và chăm thêm con trai Max ốm, một mình Hoàng Oanh không thể nào xoay xở hết. Nữ MC cũng cảm thấy vô cùng bối rối.

"Giờ đã hiểu nỗi lòng các mẹ xa nhà. Con bệnh, mẹ chăm được 3 ngày thì... ba bệnh. Mẹ chăm 2 ba con được 2 ngày nữa thì mẹ bệnh.

Tự chăm nhau được 2 ngày nữa thì... ba mẹ hết bệnh, con đỡ. Ba mẹ chăm con được 2 ngày nữa thì con bệnh lại. Sốt cao hơn và đã bị tiêu chảy 10 ngày không hiểu tại sao? 3h khuya chạy cấp cứu đi được 3 cái bệnh viện thì ôm về 6 lọ thuốc... Giờ mới biết bên Singapore này có cái dịch gọi là Stomach Flu, kì lạ... Ủa mà con chưa hết bệnh thì ba đi phẫu thuật cái tay ngày mai. Dự kiến nằm 1 tuần. Mẹ: What the....?".

Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà - 3

Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà - 4

Tất cả những khó khăn đó, bản thân Hoàng Oanh khi quyết định ôm con sang đoàn tụ cùng chồng đã lường được phần nào. Tuy nhiên, cô vẫn chấp nhận điều đó và cho biết bản thân chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì quyết định này. Và cả chồng Hoàng Oanh, cuộc sống từ độc thân cho đến khi làm bố, Jack có nhiều bỡ ngỡ và vô cùng sốc. Tuy nhiên, hai vợ chồng Hoàng Oanh luôn động viên nhau cùng vượt qua cố gắng, nhất là Hoàng Oanh, ngày càng chứng kiến được sự thay đổi của chồng từ tình yêu dành cho vợ và cho con khiến mọi mệt mỏi chăm con nơi xứ người của cô chỉ là nhất thời, sau đó cũng hoàn toàn ổn định trở lại.

"Khi ở Việt Nam, tôi đỡ vất vả sau khi sinh do có mẹ và em gái giúp đỡ. Đó là điều may mắn của bản thân mình. Thời gian đầu mình cùng con qua Singapore, chồng tôi hơi “sốc”, than liên tục: “Chăm con sao mệt quá vậy” khi hai vợ chồng vừa phải thay phiên nhau chăm con, rồi lại phải thức khuya cho cho Max bú… Tôi cũng dạy anh từ những công việc nhỏ để chồng hiểu trách nhiệm của một người bố. Áp lực tự nuôi con là điều ai cũng sẽ trải qua, nhưng cảm giác gánh nặng đỡ hơn rất nhiều khi có người bạn đời chia sẻ" - cô nói.

Hoàng Oanh bị ốm ở Singapore không được chồng Tây cạo gió, vẫn phải chăm con, làm việc nhà - 5

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”.

Cạo gió được sử dụng trong những trường hợp nào?

Nói chung, phương pháp này được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: Một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; Hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt... Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc chuyên khoa.

Cách cạo gió

Vị trí cạo: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

Kỹ thuật cạo: Chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát khuẩn dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 - 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.

Cần chú ý gì khi cạo gió?

Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

Lưu ý: Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn/ Sức khỏe và Đời sống

Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sao Việt và con