Mẹ ép con ngủ trưa trong 2 năm, không ngờ khiến con “tổn thất” 5cm chiều cao

Ngày 24/11/2019 18:15 PM (GMT+7)

Thậm chí nếu cha mẹ cưỡng ép trẻ ngủ trưa, thậm chí có nguy cơ làm tổn thất chiều cao của trẻ. 

Bà mẹ trẻ họ Điền (Trung Quốc) có một cậu con trai 7 tuổi. Con trai cô vô cùng nghịch ngợm, từ nhỏ ở nhà trẻ đã bị các cô giáo phàn nàn rằng bé không thích ngủ trưa. Hiện tại bé lên cấp 1 và vẫn không ngủ trưa. Bà mẹ này vô cùng tức giận, liền đánh mắng con một trận. Sau lần đó, con trai cô nghe lời hơn, làm theo lời mẹ ngủ trưa. Kể cả cậu bé không ngủ được cũng sẽ ngoan ngoãn lên giường nhắm mắt nằm im.

Sau 2 năm, chính bà mẹ này phát hiện một số hiện tượng khác thường ở con trai mình. Con trai cô trước đó vốn phát triển chiều cao rất khá, nhưng thời gian qua tình hình lại trì trệ không chút tiến triển. Cô thấy tình hình như vậy, vội vàng mang con đến bệnh viện kiểm tra. 

Mẹ ép con ngủ trưa trong 2 năm, không ngờ khiến con “tổn thất” 5cm chiều cao - 1

Nếu cha mẹ cưỡng ép trẻ ngủ trưa, thậm chí có nguy cơ làm tổn thất chiều cao của trẻ. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ sau khi hỏi thăm, biết cô ép buộc con trai ngủ trưa, lập tức lớn tiếng mắng cô nuôi dạy con không có hiểu biết. Trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc cưỡng ép trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm. Buổi tối ngủ muộn, giấc đêm ngủ còn không được sâu, lợi bất cập hại. 

Đây là việc làm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đồng hồ sinh học của trẻ, là hành động sai lầm gây hại cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp của bà mẹ họ Điền, cưỡng ép con ngủ trưa 2 năm đã làm tổn thất của con 5cm chiều cao!

Cô Điền sau khi nghe lời giải thích của bác sĩ thì vô cùng khó hiểu. Bởi gần như tất cả mọi người chứ chẳng riêng gì cô, đều cho rằng ngủ trưa có lợi cho thân thể, tại sao ở trường hợp của con trai cô lại trở thành không tốt?

Nhưng theo dữ liệu khảo sát của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ với hơn 100 trẻ em làm mẫu, cho thấy không có sự khác biệt về sức khỏe, sự phát triển tinh thần và ngoại hình giữa 2 nhóm đối tượng: không ngủ trưa và có ngủ trưa. Do đó, đối với những đứa trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể căn cứ tình huống cụ thể mà nới lỏng yêu cầu với trẻ.

Trẻ có tinh thần tốt, không ngủ trưa cũng không đáng ngại

Mục đích của 1 giấc ngủ ngắn là để não bộ của trẻ được thư giãn, chuẩn bị cho công việc và học tập buổi chiều. Nhưng 1 số trẻ có não bộ phát triển tốt, tràn đầy năng lượng. Do đó, ngủ trưa là điều không cần thiết với những đứa trẻ như vậy.

Tương tự, bạn không đói nhưng bạn buộc phải ăn, điều đó chỉ gây tác dụng ngược cùng những phản ứng tiêu cực. Cha mẹ thấy trẻ có sức đề kháng mạnh mẽ với giấc ngủ trưa và không ảnh hưởng tới việc học buổi chiều thì không nên ép buộc trẻ.

Mẹ ép con ngủ trưa trong 2 năm, không ngờ khiến con “tổn thất” 5cm chiều cao - 2

Đối với những đứa trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể căn cứ tình huống cụ thể mà nới lỏng yêu cầu với trẻ. (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ buổi trưa sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ buổi tối của trẻ

Những công trình nghiên cứu có liên quan đã cho biết: Mỗi người có một đồng hồ sinh học riêng, được hình thành qua thói quen sinh hoạt và điều kiện bên ngoài. Ngoài ra, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, chúng lại “ngủ” vào ban ngày. Nếu trẻ khó ngủ vào ban đêm, vậy không nghi ngờ gì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Từ đó mới nói, ngủ trưa có thể gây phản tác dụng.

Ảnh hưởng đến sự trình độ thích nghi của não bộ trẻ

Người lớn khi rơi vào trạng thái “nửa ngủ nửa tỉnh”, khi tỉnh dậy sẽ bị đau đầu, phải mất khá lâu thời gian mới lấy lại trạng thái tinh thần bình thường. Cưỡng ép trẻ ngủ trưa khi trẻ không hề buồn ngủ, đại não trẻ đang ở trong tình trạng hưng phấn sẽ không có cách nào thả lòng để đi vào giấc ngủ sâu, từ đó sẽ xuất hiện trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ như vậy. Từ góc độ sinh lý học, hành động đó tương đương với can thiệp vào quá trình phát dục của thân thể trẻ.

Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ

Trẻ không muốn ngủ nhưng bị cha mẹ gây áp lực buộc phải ngủ, dễ làm cho tâm lý trẻ xuất hiện biến hóa, chẳng hạn như cáu kỉnh hoặc lo lắng. 

Rõ ràng, ngủ trưa là một thói quen không phải có hại, nhưng quan trọng nhất là phải căn cứ vào tình huống cụ thể của trẻ. Cha mẹ không nên chỉ làm theo ý muốn của chính mình mà ép buộc con.

Cháu 4 tuổi ngủ trưa mãi không dậy, bà vào gọi phát hiện đã ngừng thở
Người bà vô cùng ân hận vì nguyên nhân cái chết của cháu xuất phát từ sai lầm của bà.
Hải Đường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé