Bác sĩ cũng cho biết do trẻ đã hấp thụ một lượng lớn nội tiết tố nên một khi ngưng sử dụng dễ gây khó chịu về cơ thể. Cậu bé lại quá béo, cổ ngắn, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên có thể có nguy cơ bị ngạt thở.
Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em ngày càng đáng báo động, nhiều trẻ mới 6-7 đã bắt đầu “trổ mã”. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Thông thường, chúng ta đã nghe quá nhiều về các chất kích thích tăng trưởng có trong thực phẩm, sữa tươi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dậy thì sớm.
Đầu tháng 1 vừa qua, trên mạng rộ lên thông tin một em bé 5 tháng tuổi ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, bỗng nhiên không cao lên được nhưng cân nặng lại tăng mạnh lên đến 22kg. Đồng thời, trên trán của trẻ xuất hiện những sợi lông đen và rậm rạp. Cân nặng tăng nhanh khiến gương mặt của đứa trẻ bị sưng phù hai má rất to, đôi mắt thì híp lại khiến cậu bé nhìn mọi thứ rất khó khăn.
Cân nặng tăng nhanh khiến gương mặt của đứa trẻ bị sưng phù hai má rất to, đôi mắt thì híp lại khiến cậu bé nhìn mọi thứ rất khó khăn.
Sau khi kiểm tra sữa mẹ - nguồn thức ăn duy nhất của cậu bé và không nhận thấy điều gì bất thường, vị bác sĩ đã kiểm tra thành phần các loại mỹ phẩm của cậu bé. Cuối cùng, nguyên nhân đã được tìm ra. Thì ra khoảng hai tháng trước, người mẹ đã mua cho con một loại kem bôi “đặc biệt kháng khuẩn” cho con. Sau một tháng sử dụng, cậu bé bắt đầu có những biểu hiện bất thường là tăng cân và xuất hiện lớp lông đen và rậm khắp người
Sau khi phân tích các thành phần, vị bác sĩ cho biết loại “Kem kháng khuẩn đa tác dụng” này có hàm lượng hormone “clobetasol propionate” vượt chuẩn cho phép, lên đế 30mg hormone /kg kem (thông thường 10mg/kg đã rất cao). Nếu dùng loại kem này trong thời gian dài , em bé không chỉ bị rậm lông, ngừng phát triển, thậm chí có thể bị loãng xương, sỏi thận và các bệnh khác.
Nguyên nhân đã được tìm ra.
Thật may mắn, sau khi phát hiện kịp thời, người mẹ đã ngay lập tức ngưng sử dụng. Sau một tuần, mọi chỉ số của cậu bé đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết do trẻ đã hấp thụ một lượng lớn nội tiết tố nên một khi ngưng sử dụng dễ gây khó chịu về cơ thể. Cậu bé lại quá béo, cổ ngắn, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên có thể có nguy cơ bị ngạt thở. Đồng thời, do không thể đào thải kịp thời một lượng lớn nội tiết tố ra khỏi cơ thể nên khả năng cao cậu bé sẽ bị dậy thì sớm khi đạt 6 - 7 tuổi .
Tình trạng dậy thì sớm quả thật đang ở mức đáng báo động. Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức tại Việt Nam, nhưng theo một ghi nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong năm 2020, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.000 trẻ dậy thì sớm. Đối với những trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Trẻ dậy thì sớm cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân, phòng trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu dậy thì sớm do sự kích hoạt của não như u não, tổn thương não... rất dễ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ dậy thì sớm do bất thường của hormon sinh dục có thể là nguy cơ tiềm ẩn một số bệnh như ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng ở bé gái. Dậy thì sớm ở bé trai còn có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều chỉnh kịp thời.
Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Hậu quả trông thấy ngay trước mắt do dậy thì sớm chính là nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành cùng nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Ban đầu, trẻ sẽ phát triển nhanh, cao lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng giai đoạn tăng trưởng ấy không kéo dài và khi giai đoạn ấy kết thúc, trẻ cũng chậm phát triển lại.
(Ảnh minh họa)
Gây ảnh hưởng đến tâm lý
Những thay đổi trên cơ thể của bé dậy thì sớm có thể làm bé thấy ngại ngùng, xấu hổ, thiếu tự tin vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc. Điều này có thể khiến bé tự ti, trầm cảm và thậm chí để lại di chứng tâm lý cho đến khi trưởng thành.
Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh trẻ dậy thì sớm?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau, củ, quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.
Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục
Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu… không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm kem, thuốc và cả đồ chơi có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.