Cô bé còn phải chăm sóc em gái và em trai. Một khi bé gái thứ hai khóc, cô Chu sẽ nghiêm khắc chỉ trích em vì đã không chăm sóc tốt cho em gái mình.
Với nhiều gia đình, việc có nhiều con cái mang đến vui vẻ, căn nhà sẽ luôn tràn ngập tiếng cười của trẻ thơ. Tuy nhiên, việc có nhiều con đôi khi lại xảy ra một vấn đề. Nhiều gia đình thường xảy ra hiện tượng cha mẹ đối xử thiếu công bằng với con cái, đặc biệt với những gia đình còn mang tư tưởng Á Đông, đôi khi dành nhiều sự quan tâm cho con trai hơn con gái. Mặc dù cha mẹ cho rằng điều này không có gì sai nhưng trên thực tế nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Về vấn đề này, gần đây một câu chuyện tương tự đang được chia sẻ vô cùng rộng rãi trên mạng xã hội.
Mới đây, Kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã phát sóng một chương trình mang tên "Super Father" nói về những mâu thuẫn và khó khăn của một số gia đình.
Trong số đó, có một trường hợp đáng chú ý chính là người mẹ họ Chu, 2 cô con gái và 1 cậu con trai của cô. Vì gia đình và chị Chu rất muốn có con trai nên sau khi sinh bé gái đầu lòng là bé Li Shiying, chị tiếp tục sinh thêm 1 bé nữa. Vì vẫn là con gái, nên chị Chu tiếp tục sinh thêm bé thứ 3, thật may mắn khi đây là một cậu bé trai.
Từ khi gia đình có thêm 1 em bé, chị Chu bắt đầu đau đầu về việc chăm con vì bé gái thứ hai cũng chỉ mới chập chững biết đi, còn bé trai cũng mới vài tháng tuổi, nên chị đã thuê một bảo mẫu để giúp đỡ việc chăm sóc các con.
Dù mới học lớp 3, nhưng cô bé đã có thể tự mình lo việc ăn uống và dọn dẹp cho cả gia đình.
Khi vị bảo mẫu đến nhà cô Chu, cô đã phát hiện ra một điểm kỳ lạ. Mặc dù cô Chu rất đau đầu vì tiếng khóc của đứa con gái thứ hai nhưng điều đó không đủ để cấu thành vấn đề. Điều khiến cô bảo mẫu lo lắng là cô con gái lớn của cô Chu là bé Li Shiying, năm nay 11 tuổi - có vẻ rất ngoan ngoãn và vâng lời người lớn. Dù mới học lớp 3, nhưng cô bé đã có thể tự mình lo việc ăn uống và dọn dẹp cho cả gia đình.
Vì con trai còn rất nhỏ nên cô Chu dồn mọi sự chú ý vào việc chăm sóc cậu con trai nhỏ hơn. Vì vậy, bé Li Shiying gần như đảm đương mọi công việc nhà như rửa bát, giặt quần áo, lau sàn, nấu nướng,... Ngoài ra, cô bé còn phải chăm sóc em gái và em trai. Một khi bé gái thứ hai khóc, cô Chu sẽ nghiêm khắc chỉ trích em vì đã không chăm sóc tốt cho em gái mình.
Dù mới học lớp 3, nhưng cô bé đã có thể tự mình lo việc ăn uống và dọn dẹp cho cả gia đình.
Theo lời của vị bảo mẫu kể lại, có lần, cậu con trai xé sách của bé Shiying, người mẹ không những không nhưng tìm cách giải quyết cho con gái mà chỉ ném quyển sách sang một bên. Khi bé Shiying lấy keo ra và chuẩn bị dán sách thì bé gái thứ hai bước đến và giành lấy keo của chị. Người chị không đồng ý liền khiến cô em khóc to. Mẹ Chu nghe thấy liền nghiêm khắc chỉ trích con gái lớn, cho rằng con gái lớn không biết quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của em gái mình.
Một khi các em khóc, cô Chu sẽ nghiêm khắc chỉ trích Shiying vì đã không chăm sóc tốt cho em gái mình.
Tìm hiểu kỹ hơn, người bảo mẫu biết được rằng từ nhỏ, bé Li Shiying đã không được mẹ ở bên chăm sóc, cô bé được ông bà chăm sóc ở quê. Đến khi mẹ sinh em bé, Shiying mới bắt đầu sống với mẹ để san sẻ việc nhà. Tuy vậy, người mẹ không những không dành cho con nhiều sự yêu thương và thông cảm, cô Chu vẫn luôn không hài lòng với những lời nói của con gái lớn, thậm chí, cũng đã rất lâu rồi cô Chu chưa hề dành con gái mình một cái ôm.
Bên cạnh nhiều người bày tỏ sự thương xót cho bé Shiying, rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ đối với sự bất công của người mẹ.
Trong khi đó, cô con gái thứ hai và con trai út lại luôn được mẹ quan tâm. Chỉ một tiếng khóc của hai bé, cô Chu đã lo sốt vó và cuống cuồng cả lên.
Sau khi nhìn thấy tất cả những điều này, giáo viên chăm sóc trẻ nói với người mẹ rằng con gái lớn là một vấn đề quan trọng. Một cách đơn giản và rõ ràng, nếu gia đình cô Chu không thay đổi thái độ của họ với con gái lớn, nhiều hậu quả xấu sẽ xảy đến với cô bé.
Trên thực tế, điều trẻ cần nhất trong quá trình trưởng thành là sự đồng hành và quan tâm của cha mẹ, một khi quá trình trưởng thành của trẻ thiếu sự tham gia của cha mẹ và bị cha mẹ bỏ rơi, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
1. Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ
Tâm hồn trẻ rất nhạy cảm. Chúng thường khó quên những hành động, lời nói phân biệt đối xử của cha mẹ. Và trẻ cho rằng mình không ngoan, không tốt, không giỏi… nên bị cha mẹ ‘hắt hủi”. Suy nghĩ đó khiến trẻ luôn đánh giá thấp bản thân, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con.
Cha mẹ không nên đối xử thiên vị giữa các con (Ảnh minh họa)
2. Trẻ bị tổn thương, trầm cảm, học hành sa sút
Trẻ luôn khao khát được cha mẹ yêu thương như các anh chị em còn lại. Nếu cảm thấy mình bị “bỏ rơi”, trẻ sẽ cảm thấy tủi thân, cô đơn. tâm lý uất ức dồn nén khiến trẻ căng thẳng kéo dài, thậm chí trầm cảm hoặc trở nên nổi loạn, học hành sa sút...
3. Rạn nứt tình cảm anh chị em giữa trẻ với nhau
Khi bị đối xử thiếu bình đẳng trong gia đình, trẻ dễ nảy sinh tâm tự ti, sống khép kín và tự tách mình khỏi những buổi họp mặt đầm ấm của gia đình. Về lâu dài, việc này có thể làm tình cảm giữa trẻ và các anh chị em không còn gắn bó, thậm chí rạn nứt nếu cha mẹ không sớm phát hiện để kịp thời điều chỉnh.
Tệ hơn, đứa trẻ sẽ trở nên ganh tỵ, thù ghét người thân. tâm lý này theo trẻ đến trưởng thành, là nguồn gốc của những bi kịch gia đình