Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm

Ngày 09/10/2019 13:22 PM (GMT+7)

Trên thực tế còn nhiều bà mẹ mắc phải những lỗi này nhưng không hề biết.

Ngày nay, sự bận rộn trong công việc khiến cho nhiều bà mẹ bỉm sữa phải nhờ tới sự hỗ trợ của cha mẹ trong khoản chăm sóc con sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác, có nhiều quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh của các ông bà, quan niệm dân gian xưa cũ không còn hợp thời, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng của bé mà nhiều người không để ý. Các bác sĩ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những thói quen, cách chăm sóc sai lầm này. Cha mẹ nên để ý.

1. Cắt tóc máu

Nhiều người quan niệm rằng, cắt lớp tóc đầu tiên có sẵn trên đầu em bé sơ sinh từ khi mới chào đời hay còn gọi là cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc bé mọc nhanh và dày, mượt hơn. Thực chất đây là một suy nghĩ sai lầm.

- Việc cắt tóc máu không có tác động gì đến chuyện tóc sẽ mọc lên dày hơn. Tóc mọc từ phần nang bên dưới da đầu, và việc cắt tóc chỉ liên quan đến phần tóc phía bên trên bề mặt da đầu, do đó mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc ở nang tóc.

- Khi bố mẹ cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh, chỗ tóc mọc lại sau khi cắt chỉ đem lại cảm giác dày hơn.

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm - 1

Tóc trẻ sơ sinh khi để tự nhiên thì sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước, đương nhiên tóc mới sẽ mọc trước và sợi nào dài ra sau sẽ rụng sau, tóc mới thay thế cũng sẽ mọc sau. Kết quả, không tạo ra một mái tóc đồng đều, tạo cảm giác khi nhìn vào tóc không được dày.

Trong khi đó, tóc sau khi đã được cắt có độ dài bằng nhau, phần tóc mới mọc dài ra sẽ mọc cùng một thời điểm, tạo cảm giác mái tóc dày hơn hẳn.

- Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, việc tóc em bé sinh ra vàng hay đen, thẳng hay loăn xoăn, dày hay mỏng phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền.

- Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm khi thóp của bé chưa liền có thể gây bất lợi cho việc giữ ấm thóp hoặc các động tác cắt tóc quá mạnh có thể có thể làm tổn thương da đầu của bé.

2. Nặn sữa ở đầu ti bé gái để sau này lớn lên con sẽ có bộ ngực đẹp

Gần đây trên một diễn đàn có một vài bà mẹ bỉm sữa thắc mắc về việc được ông bà khuyên nên dùng tay nặn sữa đầu ti ở các bé sơ sinh gái để sau này lớn lên con sẽ có bộ ngực đẹp. Quan niệm này đã được nhiều bà mẹ ngày xưa làm và rất hiệu quả. Tuy nhiên hiện tại thì cũng có trường hợp bé sơ sinh bị tổn thương ngực nặng do mẹ làm việc. Vì vậy, thực hư việc làm này có đúng và tốt như lời đồn?

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm - 2

Chia sẻ về vấn đề này, Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho biết: “Các mẹ không nên nặn sữa ở đầu ti cho con mà chỉ cần bôi một ít kem, các vẩy sẽ bong ra. Quan niệm nặn sữa ở đầu ti bé gái để sau này lớn lên sẽ có bộ ngực đẹp là hoàn toàn sai lầm. Khi cố tình can thiệp vào đầu ti bé gái khi vừa mới sinh có thể sẽ gây viêm, tổn thương cho các bé”.

Bác sĩ cho biết thêm, sở dĩ các bé có hiện tượng này là do tác dụng nhất thời của một số nội tiết từ máu người mẹ hoặc nhau thai truyền sang trẻ làm cương tuyến vú và bộ phận sinh dục. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường, sau vài ngày hiện tượng này sẽ biến mất. Trẻ lớn lên có bộ ngực đẹp hay xấu là do cấu tạo của cơ thể, hoàn toàn không phải do việc nặn đầu vú quyết định.

3. Dùng lươn hạ sốt cho trẻ nhỏ

Một bà mẹ trẻ có tài khoản L.N đã từng chia sẻ trên một diễn đàn cách hạ sốt nhanh cho con tại nhà chỉ bằng... một con lươn sống. Bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa.

Theo những gì người viết chia sẻ, con chị bị sốt li bì nhiều hôm lên tới 39 độ, uống thuốc hay làm mát đều không hạ sốt. Mẹ chị đi chợ về mua lươn sống và đặt ở trên lưng con. Bài thuốc dân gian này giúp con chị hết sốt, trong khi đó con lươn cũng chết.

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm - 3

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học Cổ truyền Quân đội, trẻ đang sốt tức là đang giãn mạch ra. Khi giãn mạch như thế, không nên cho bất kỳ một thứ gì đi qua da để vào cơ thể, bởi da là hàng rào bảo vệ. Một con lươn đang sống như vậy mà đặt vào người con sẽ rất nguy hiểm bởi biết đâu con lươn mang mầm bệnh.

Ông cũng nhấn mạnh thêm: "Đưa lươn lên người con đầu tiên là mất vệ sinh bởi không ai sát khuẩn lươn trước khi đặt lên cả. Trong khi đó, con đang sốt đặt con lươn được bắt dưới ruộng hoặc chỗ nuôi sẽ không đảm bảo về mặt vô khuẩn”.

4. Tưa lưỡi cho con bằng mật ong

Thấy con xuất hiện nhiều đốm trắng trên lưỡi, nhiều bà mẹ liền lấy mật ong để tưa lưỡi vì theo một số quan niệm dân gian, mật ong có thể làm sạch phần đốm trắng ở lưỡi trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, thực tế việc này cực kì gây hại. Trong mật ong có chứa một loại độc tố botulium, tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt. Nếu ngộ độc nặng có thể tử vong.

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm - 4

Trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) hệ thống tiêu hóa, đường ruột còn non nớt dễ có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này.

Do vậy không được cho bé dùng mật ong cũng như đánh tưa bằng mật ong.

Để làm sạch phần đốm trắng trên lưỡi, mẹ không nên cạo vì như thế có thể gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Tốt nhất là nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý rồi xoa nhẹ lên lưỡi cho bé.

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm - 5

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO 
Trong độ tuổi sơ sinh, trẻ cần được thường xuyên theo dõi về cân nặng một cách chặt chẽ. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn sau đây sẽ giúp cha mẹ theo...

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Tâm (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc mẹ và bé sau sinh