"Sự thay đổi màu sắc của sữa cho thấy cơ thể tôi đang phản ánh chính xác những gì con cái cần", bà mẹ cho biết.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, đã được chứng minh là thức ăn tốt nhất trong giai đoạn đầu đời. Trong nó chứa đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, không ít bà mẹ không khỏi hoang mang, lo lắng liệu khi các mẹ không may bị nhiễm bệnh, việc cho con bú có bị ảnh hưởng không.
Cùng một nỗi lo lắng đó, bà mẹ trong câu chuyện dưới đây vô cùng hoang mang khi phát hiện điều đặc biệt trong sữa của mình khi cô dương tính với COVID.
Thực hư chuyện thay đổi màu sữa khi mẹ mắc COVID ?
Gần đây, một cư dân mạng tên Ashmiry đã chia sẻ 2 bức ảnh cho thấy sữa mẹ của cô trước và sau khi bị nhiễm COVID-19 khác nhau như thế nào. Thông qua bức ảnh, cư dân mạng thấy 2 túi sữa có sự khác nhau rõ rệt về màu sắc.
Ashmiry cho biết, khi nhận ra sự thay đổi màu sắc của sữa, cô biết có gì đó không ổn với bản thân và con mình. Sau đó, cô đi xét nghiệm thì biết được mình bị dương tính với COVID-19.
"Sự thay đổi màu sắc của sữa cho thấy cơ thể tôi đang phản ánh chính xác những gì con cái cần. Sữa mẹ thật kỳ diệu. Tôi biết ơn khi cơ thể sản xuất ra sữa một cách đặc biệt", Ashmiry viết trong bức ảnh.
Sự khác nhau về màu sắc của sữa mẹ lúc bình thường và sau khi nhiễm COVID-19 khiến nhiều mẹ hoang mang.
Sau khi bài viết của cô được chia sẻ, nó nhanh chóng trở thành tâm điểm bàn tán trong một nhóm bỉm sữa trên Facebook. Rất nhiều bà mẹ bày tỏ sự lo lắng liệu sữa mẹ bị thay đổi màu sắc như thế thì nếu tiếp tục cho con bú có ảnh hưởng gì đến trẻ không?
Giải thích về vấn đề này, một tiến sĩ nghiên cứu về sữa mẹ tại Đại học Imperial College London đã suy đoán rằng phụ nữ bị nhiễm loại virus corona sẽ phát triển các kháng thể chống lại vi rút và những kháng thể này sẽ xâm nhập vào hơn 90% sữa của phụ nữ, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong màu sắc.
Theo các trang tin tức, Ashmiry không phải là trường hợp thay đổi màu sắc của sữa khi dương tính với COVID đầu tiên.
Theo báo chí Anh đưa tin, vào tháng 1/2021, một phụ nữ 23 tuổi người Mexico đang cho con bú đã bị nhiễm COVID-19, và màu sữa của cô cũng có màu xanh nhạt. Sau khi khỏi bệnh và cơ thể dần phục hồi, màu sữa mẹ của người phụ nữ này trở lại như ban đầu.
Một trường hợp khác cũng xảy ra vào tháng 8 năm ngoái. Một cư dân mạng Hàn Quốc đã đăng trên một nền tảng xã hội rằng sau khi tiêm vắc-xin Pfizer, sữa của cô cũng chuyển sang màu xanh nhạt. Bà mẹ trẻ cũng đăng tải những bức ảnh sữa mẹ có màu vàng nhạt 3 ngày trước khi tiêm phòng và sữa mẹ chuyển sang màu xanh nhạt một ngày sau khi tiêm phòng, thu hút sự chú ý của cư dân mạng Hàn Quốc.
Sự thay đổi màu sắc của sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi màu của sữa mẹ ở phụ nữ đang cho con bú, hiện tại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu rõ ràng rằng virus hay vắc xin sẽ tác động trực tiếp. Gu Weirong, Giám đốc Khoa Sản và Bệnh viện Phụ sản trực thuộc Đại học Fudan, cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi màu sắc của sữa mẹ, chẳng hạn như thói quen ăn uống, sử dụng thuốc, lượng vitamin mà người mẹ uống,... Ví dụ, khi người mẹ cho con bú ăn nhiều rau lá (màu xanh) như bắp cải tím, tảo bẹ, rong biển và các loại thực phẩm khác, màu sắc của sữa sẽ thay đổi theo. Nếu các mạch máu ở núm vú bị vỡ, hoặc nếu bạn mắc bệnh như ung thư vú sữa sẽ có màu đỏ.
Sự thay đổi màu sắc của sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, Zheng Yixi, Giám đốc công khai của Hiệp hội Y tế Nuôi con bằng sữa mẹ Hàn Quốc và là giáo sư Khoa Nhi và Vị thành niên tại Bệnh viện Asan ở Seoul, cho biết khi một bệnh nhân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, màu sắc của sữa sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng " các triệu chứng thay đổi chỉ là tạm thời. Sau khi cơ thể phục hồi, màu của sữa mẹ sẽ trở lại bình thường.”
Zheng Yixi gợi ý rằng nếu màu sắc của sữa mẹ thay đổi sau khi tiêm phòng, tốt nhất nên quan sát trong vài ngày. Nếu màu sữa mẹ tiếp tục thay đổi, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán.
Có nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ sau khi tiêm vắc-xin hoặc khi nhiễm COVID không?
Quả thật không ít các bà mẹ hoang mang không biết sau khi tiêm vắc-xin hay khi mình bị nhiễm COVID có nên cho con bú sữa mẹ hay không. Về vấn đề này, các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ sau khi tiêm vắc-xin
Gu Weirong cho biết, từ góc độ giá trị dinh dưỡng và miễn dịch, việc cho con bú vẫn được khuyến khích. Đối với phụ nữ đang cho con bú bị nhiễm virus corona, do nguy cơ lây truyền qua đường khí dung, bà khuyến nghị họ nên rửa tay và đeo khẩu trang trước khi cho trẻ bú, không nên cho trẻ bú trực tiếp.
Gu Weirong, MD, cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi phụ nữ cho con bú được tiêm chủng, các kháng thể được phát hiện trong sữa, "có thể mang lại những lợi ích tiềm năng cho trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh. “Dưới góc độ giá trị dinh dưỡng và miễn dịch, việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn được khuyến khích đối với phụ nữ đang cho con bú.”
Mới đây, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Massachusetts Amherst cũng đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí học thuật quốc tế "Sản khoa & Phụ khoa" cho thấy những phụ nữ được tiêm phòng đầy đủ loại vaccine COVID có thể truyền kháng thể cho cơ thể của con thông qua việc cho con bú. Nhờ đó, trẻ sơ sinh có thể nhận được "miễn dịch thụ động" với coronavirus từ mẹ.
Các bà mẹ tiêm vắc-xin hoặc bị nhiễm COVID đều được khuyến khích tiếp tục cho con bú, chỉ cần chú ý phòng ngừa.
Chính WHO cũng khẳng định: “Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.”
Nếu không may mẹ có nhiễm COVID, các bà mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên, WHO đưa ra một số lưu ý cho các bà mẹ:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;
- Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;
- Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.
Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.