Tuần vài lần tôi gọi điện hỏi han vợ và ngắm con. Công việc căng thẳng, áp lực kiếm tiền nào phải đơn giản. Vợ có mẹ chồng chăm, đủ yên tâm rồi.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Vợ tôi nghỉ làm từ khi mang bầu được 4 tháng vì sức khỏe yếu quá. Từ đó đủ thứ chi tiêu hàng tháng đều đổ lên đầu tôi. Lương không cao, phải lo từ tiền thuê nhà tới ăn uống, khám bệnh… rồi gửi về cho mẹ dưới quê, tôi áp lực vô cùng.
Thời điểm vợ sắp sinh con, cô ấy đòi ở cữ trên thành phố với chồng nhưng tôi kiên quyết không cho. Tôi nào có thời gian chăm vợ, mẹ tôi thì còn nhà cửa dưới quê không bỏ lại được. Để con dâu về ngoại ở cữ, chính mẹ tôi phản đối gay gắt. Bà bảo cháu nội nhà bà, không đến lượt nhà ngoại nhúng tay vào.
Thời điểm vợ sắp sinh con, cô ấy đòi ở cữ trên thành phố với chồng nhưng tôi kiên quyết không cho. (Ảnh minh họa)
Tôi nghĩ về quê chồng ở cữ là sướng quá rồi. Có mẹ chồng chăm, có rau sạch ngoài vườn, gà nhà nuôi trong vườn, đồ quê đều ngon và lành, không khí yên tĩnh. Thử hỏi như vậy còn mong ước gì hơn? Vợ không vui nhưng cuối cùng cô ấy vẫn phải đồng ý.
Xuất viện là tôi thuê taxi đưa vợ về quê luôn. Tuần vài lần tôi gọi điện hỏi han vợ và ngắm con. Công việc căng thẳng, áp lực kiếm tiền nào phải đơn giản. Vợ có mẹ chồng chăm, đủ yên tâm rồi. Tôi bảo cô ấy ở quê 3 tháng rồi lên thành phố. Cũng có mấy lần vợ kêu ca mẹ chồng thế này thế kia nhưng tôi đều mắng cho:
- Mẹ đã sinh ra nuôi anh khôn lớn, bà đủ kinh nghiệm và hiểu biết, em cứ nghe theo lời mẹ. Anh mệt lắm, công việc đã căng thẳng không muốn còn phải đau đầu vì những chuyện vặt vãnh ấy đâu.
Vợ ở quê được 2 tháng thì tôi sắp xếp được thời gian về chơi với vợ con vài hôm. Hai tháng không nhìn thấy con tận mắt, tôi cũng thấy nhớ. Nhưng khi về tới nơi, mở cửa phòng ngủ thì phải sợ hãi khi nhìn cảnh tượng bên trong.
Con tôi đang nằm im ngủ say trên giường còn vợ thì cầm một con dao sắc nhọn giơ lên, ánh mắt nhìn chăm chăm vào cổ tay cô ấy, như gây thương tích cho bản thân. Tôi gào lên sợ hãi, lao đến giật ngay con dao ném ra xa rồi to giọng hỏi cô ấy chuyện gì đã xảy ra.
Lúc ấy tôi mới nhận ra vợ gầy quá, mái tóc bù xù, quầng mắt thâm đen, ánh mắt thẫn thờ. Cô ấy giật mình khi thấy tôi rồi giằng ra vừa khóc vừa la hét:
- Anh còn về đây làm gì, cút ngay đi cho khuất mắt tôi, để mẹ con tôi ở đây luôn đi.
Vừa mắng chồng cô ấy vừa cầm đồ đạc ném đuổi tôi ra khỏi phòng. Tôi hoảng hốt nhận ra vợ không chỉ đơn thuần là giận dữ, trách móc chồng, trạng thái tâm lý của cô ấy rất bất ổn.
Tôi chạy ra ngoài sân thì gặp ngay bác hàng xóm. Bác ấy nghe tiếng vợ tôi la hét, khóc lóc trong phòng, vội vàng níu lấy tay tôi:
- Giờ cháu mới về thăm vợ à? Đã biết vợ với mẹ không hợp nhau mà sao lại cho con bé về đây ở cữ thế?
Nghe bác ấy kể tôi mới giật mình biết vợ vừa về được mấy hôm, mẹ đã bắt cô ấy dậy giặt quần áo, nấu cơm, dọn nhà. Bà bảo đẻ thường khỏe mạnh dậy làm cho khỏe người, khi xưa bà đẻ được 3 ngày đã làm đủ mọi việc. Con tôi quấy đêm, đêm nào cũng khóc ngằn ngặt, mẹ không bế cháu giúp con dâu, để mặc cô ấy tự xoay xở. Chỉ từ vài chuyện đó cũng có thể đoán được cuộc sống hàng ngày có nhiều vấn đề, vợ tôi đã phải chịu đựng rất nhiều.
Tôi ân hận quá, cũng chỉ vì chủ quan, đơn giản hóa mọi việc, cuối cùng đẩy vợ vào tình cảnh này. (Ảnh minh họa)
Nhớ lại dáng vẻ của vợ, tôi chợt nghĩ đến mấy chữ “trầm cảm sau sinh” mà thi thoảng có đọc được trên báo. Lập tức thu dọn đồ đạc đưa vợ con trở lại thành phố, tôi dẫn vợ đi khám. Kết quả nhận được là cô ấy đã có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh.
Tôi ân hận quá, cũng chỉ vì chủ quan, đơn giản hóa mọi việc, cuối cùng đẩy vợ vào tình cảnh này. Trách mẹ 1 thì tôi phải trách bản thân gấp 10 lần. Bây giờ chuyện trước mắt là phải làm sao cho tình trạng của vợ tôi khá lên. Tôi cũng đã được nghe lời khuyên của bác sĩ nhưng vẫn muốn hỏi các chị em có kinh nghiệm, tôi phải làm thế nào để giúp vợ trong vấn đề này?