Tôi biết mẹ nghe thông gia nói vậy ức lắm nhưng vì nghĩ cho con cái nên bà cũng cố kìm lại.
Lúc mới cưới, tôi cũng coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, coi nhà chồng như nhà mình. Thế nhưng ngặt nỗi mẹ anh chẳng như vậy với con dâu. Mang tiếng là người cùng 1 nhà mà bà lúc nào cũng giữ khoảng cách với tôi.
Là dâu mới nên khi ngồi ăn tôi cũng hơi dè dặt. Thi thoảng tôi gắp 1-2 miếng cho bố mẹ chồng để lấy lòng và thể hiện sự quan tâm. Nhưng mẹ chồng thì bảo thẳng:
“Nhà này ai ăn gì thì người đó tự gắp, không phải gắp hộ người khác. Gắp thức ăn bằng đũa của mình cho người khác thế này mất vệ sinh chết đi được, tình cảm đi lên chẳng thấy, lại kéo nhau mắc bệnh lây truyền”.
Ngay cả khi con tôi chào đời nhặt bao nét đẹp của cả bố và mẹ mà bà nội cũng chẳng mặn mà (Ảnh minh họa)
Nghe bà nói mà tôi nhớ đời luôn nên từ đó chẳng dám gắp thức ăn cho ai nữa.
Khi tôi mang bầu, dù là bầu con đầu cháu sớm của ông bà nhưng mẹ chồng chẳng thể hiện thái độ gì. Thấy tôi mua sắm vật dụng và quần áo cho con, bà còn dặn:
“Trẻ nhỏ nhanh lớn lắm nên đừng có mua sắm lung tung mà phí tiền ra. Quần áo, bình sữa, nôi, ghế ăn các thứ con cứ tích cực xin đồng nghiệp, người thân dùng là được”.
Biết bà hà tiện nên tôi cứ lờ tịt lời dặn, âm thầm mua quần áo vật dụng cho con. Phát hiện ra điều này, mẹ chồng la toáng lên bảo tôi hoang phí.
Do nghĩ cả đời mới đẻ 1-2 lần và vợ chồng đều có thu nhập khá nên tôi đăng ký đẻ dịch vụ ở bệnh viện chuyên khoa dù chi phí đắt đỏ. Hôm đưa con dâu đi đẻ, thấy tôi nằm phòng riêng, mẹ chồng cứ ra vào kêu tốn:
“Giờ còn trẻ cậy đi làm có tiền nên đi đẻ mà như nằm khách sạn thế này. Cứ tiêu hoang toàng thế mai này lấy đâu tiền mà nuôi con?”.
Ngay cả khi con tôi chào đời nhặt bao nét đẹp của cả bố và mẹ mà bà cũng chẳng mặn mà. Hễ thấy ai khen con giống mẹ là bà nội lại nói tát nước vào mặt:
“Giống mẹ nó thì cũng có hay ho gì, mai này lại học được cái tính hoang phí của mẹ thì chết dở”.
Đặc biệt dù có cả bà ngoại ở đó nhưng con dâu vừa sinh mổ được 1 hôm, bà nội đã tuyên bố:
“Bà thông gia ạ, người ta bảo gái đẻ đen đủi lắm. Ông nhà tôi và chồng nó kinh doanh bên ngoài bao năm dù chưa có ý kiến gì nhưng tôi thấy phải kiêng thật kỹ. Vì thế lúc nào được ra viện, nhờ bà đưa con về bên đó chăm giúp. Đến khi hết ở cữ đi làm lại sau sinh thì mẹ con nó về nhà bên này”.
Tôi biết mẹ nghe thông gia nói vậy ức lắm nhưng vì nghĩ cho con cái nên bà cũng cố kìm lại. Bà ngoại còn mát mẻ đon đả lại:
“Xưa nay người ta đều bảo, cháu bà nội tội bà ngoại. Bà không bảo thì tôi cũng xin phép đưa cháu ngoại và con gái về ở cữ vài tháng. Nhà tôi thêm người là thêm của, là quý hóa chứ không nghĩ đen đủi hay xui xẻo gì. Bà cứ yên tâm”.
3 ngày sau sinh tôi được xuất viện và đi thẳng về nhà ngoại ở cữ trong sự bất ngờ toàn tập của chồng và bố chồng (Ảnh minh họa)
Nghe bà ngoại nói thế, mẹ chồng chắc ngượng quá bào chữa:
“Tôi cũng biết chăm con cháu lúc ở cữ sẽ rất vất vả. Ngại quá khi giai đoạn khó khăn nhất thì đẩy mẹ con nó về ngoại. Nhưng thật sự tôi không biết cách chăm sóc sản phụ mổ đẻ sau khi xuất viện, bà thông cảm cho”.
3 ngày sau sinh tôi được xuất viện và đi thẳng về nhà ngoại cách đó gần 100km để ở cữ trong sự bất ngờ toàn tập của chồng và bố chồng. Nhiều lần chồng tôi về thăm 2 mẹ con cứ giục:
“Ở cữ nhà ngoại hết tháng này thôi vợ ơi. Ở đây phiền ông bà quá rồi”.
Thế nhưng tôi nhất quyết ở lại đây vì được ông bà ngoại chăm sóc chu đáo sau mổ cho 2 mẹ con. Nhất là bà ngoại chăm sóc vết mổ rồi cho con gái ăn uống, vận động đâu ra đấy. Còn về nhà chồng sẽ lại bị soi mói đủ đường. Liệu có cớ gì để mẹ con tôi tiếp tục ở lại nhà ngoại được không?
Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ khi xuất viện Chăm sóc vết mổ: Tuần đầu tiên sau mổ, vết mổ chưa khô nên việc vệ sinh, kiểm tra vết mổ sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ, y tá tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, sản phụ cần giữ cho vết mổ sạch sẽ, khô ráo. Sau khi tắm xong nên lấy khăn bông lau sạch, không băng kín vết mổ. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, không tự ý bôi đắp lên vết mổ. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng hoặc thấy đau bất thường tại vết mổ cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Dinh dưỡng và vận động: Mỗi ngày sản phụ nên ăn khoảng 200 gram thức ăn có chứa protein như thịt, cá, trứng... Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, vitamin K, sắt, canxi... để tránh bị viêm nhiễm, hỗ trợ cầm máu, tạo máu và giúp vết mổ nhanh lành. Chú ý uống đủ nước để không bị táo bón, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. - Sản phụ sau mổ nên nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, suy nghĩ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. - Sản phụ sau mổ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa và lau khô bộ phận sinh dục hàng ngày, nhất là sau mỗi lần đi tiểu. - Chú ý, theo dõi sức khỏe sản phụ hàng ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, chướng bụng, sốt cao hoặc ra huyết âm đạo nhiều, ra huyết kéo dài quá lâu... cần đưa sản phụ đến bệnh viện để thăm khám. |