Rụng tóc sau sinh do đâu, bao lâu thì hết

Ngày 15/11/2023 20:00 PM (GMT+7)

Sự thay đổi nội tiết, thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh. Vậy rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết, cách khắc phục thế nào?

Rụng tóc là bệnh gì?

Rụng tóc được chia làm 2 loại: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo.

- Rụng tóc có sẹo là tình trạng rụng tóc vĩnh viễn, rụng tóc kèm theo sự mất đi tế bào gốc của nang tóc. Do đó với trường hợp rụng tóc có sẹo, rất khó để tóc mọc lại.

Các bệnh lý gây ra rụng tóc có sẹo là:

- Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa

- Bệnh lichen phẳng ở nang lông

- Viêm nang tóc hoại tử do nấm hoặc vi khuẩn

- Hoặc một số bệnh lý phức tạp khác

BSCKI Lưu Thị Quỳnh giải đáp nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh.

- Rụng tóc không sẹo là tình trạng rụng tóc mà nang tóc không bị tổn thương vĩnh viễn nên có khả năng mọc lại được do tự phát hoặc do được điều trị. Các bệnh lý gây ra rụng tóc không sẹo là:

- Rụng tóc kiểu hói hay rụng tóc do hormone androgen gây ra gặp cả ở nam và nữ.

- Rụng tóc mảng, rụng từng vùng do cơ chế miễn dịch

- Rụng tóc do tật nhổ tóc, người bệnh có thói quen nhổ tóc, kéo tóc làm tóc rụng thành từng mảng không đều.

- Rụng tóc sau stress: sau sốt, sau sinh, sau điều trị hóa chất, do nhiễm độc (sau điều trị hóa chất) hoặc dùng một số loại thuốc.

Rụng tóc có di truyền hay không? Đối với tình trạng rụng tóc do nội tiết tố là có di truyền.

Tình trạng tóc rụng sau sinh có thể tự hết sau 6-12 tháng.

Tình trạng tóc rụng sau sinh có thể tự hết sau 6-12 tháng.

Rụng tóc sau sinh do đâu?

Rụng tóc sau sinh được xếp vào loại rụng tóc không sẹo nên hoàn toàn có thể phục hồi được. Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh chính là suy giảm đột ngột hormone estrogen làm cho nang tóc bị chuyển đột ngột sang giai đoạn nghỉ ngơi dẫn đến tóc rụng hàng loạt.

Đồng thời trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú, người mẹ phải dồn một lượng lớn vi chất để nuôi em bé cũng như mất máu trong quá trình sinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các vi chất như sắt, kẽm, axit béo thiết yếu, vitamin, selen…Từ đó dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều.

Bên cạnh đó, việc sinh nở là biến cố lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Do vậy cũng có thể dẫn đến stress, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng.

Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết

Rụng tóc sau sinh thường gặp ở các bà mẹ sau khi sinh từ 3-4 tháng. Việc rụng tóc sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy bà mẹ đang thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc căng thẳng, stress. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Tình trạng này là tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau 6-12 tháng. Nếu tình trạng tóc rụng kéo dài trên 12 tháng phụ nữ cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Việc rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như nguyên nhân. Với trường hợp do thiếu vi chất hoặc chất dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng có thể khiến tình trạng giảm dần. Nếu trường hợp rụng tóc do stress, căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố, việc cải thiện tình trạng tóc rụng cần nhiều thời gian hơn.

Căng thẳng, stress có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

Căng thẳng, stress có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

Để khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh, phụ nữ cần tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số phương pháp như:

- Bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ ngay từ khi mang thai có thể bổ sung các vitamin theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bị thiếu hụt dưỡng chất sau sinh.

- Không tác động hóa chất lên tóc, nhiệt độ quá cao để sấy/gội khiến tóc rụng nhiều hơn.

- Luôn giữ tinh thần thoải mái. Việc căng thẳng, stress hay lo lắng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

Mẹ Việt sinh con ở Thụy Sỹ, sau sinh được bác sĩ căn dặn những điều gì?
Mang thai và sinh con ở Thụy Sĩ - đất nước “đáng sống nhất thế giới”, Quỳnh Anh đã có những chia sẻ về trải nghiệm khó quên của mình trong lần đầu làm...

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Theo BSCKI Lưu Thị Quỳnh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc cơ thể sau sinh