Mang thai 33 tuần, mẹ bầu bị đau đầu, phù toàn thân phải nhập viện cấp cứu và thoát cửa tử trong gang tấc

Thảo Nguyên - Ngày 03/02/2023 16:00 PM (GMT+7)

Do được người nhà đưa đến viện cấp cứu kịp thời nên 2 mẹ con sản phụ Quảng Ninh đã được cứu sống, thoát khỏi lằn ranh sinh tử.

Mới đây, sản phụ Đ.T.C.T. (25 tuổi, trú tại Vàng Danh, TP. Uông Bí, Quảng Ninh) được người nhà đưa đến bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.

Khi nhập viện, sản phụ T. có huyết áp 195/141mmHg kèm theo tình trạng đau đầu, mắt nhìn mờ, phù toàn thân. Được biết, chị T. đang mang thai con đầu lòng và thai nhi mới chỉ được 33 tuần tuổi.

Sức khỏe sản phụ T. đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại viện.

Sức khỏe sản phụ T. đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại viện.

Trước tình trạng nguy cấp của sản phụ trẻ, các bác sĩ nhận định đây là dấu hiệu điển hình của tiền sản giật nặng. Do đó, ngay lập tức sử dụng thuốc điều chỉnh các chỉ số, hạ huyết áp cho chị T.

Để bảo toàn tính mạng cho sản phụ và thai nhi trong bụng, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật mổ bắt thai. Rất may mắn, cuộc phẫu thuật đã suôn sẻ. Con gái chị T. chào đời với cân nặng 1.380gram được chăm sóc ngay tại phòng phẫu thuật.

Riêng với sản phụ T. sau khi tiến hành mổ đẻ thành công, việc bảo tồn tử cung cho sản phụ là vấn đề được cân nhắc và cẩn trọng. Do bệnh nhân còn rất trẻ, mới sinh con lần đầu, vì vậy các bác sĩ đã nỗ lực dùng mọi phương pháp bảo tồn tử cung thành công cho sản phụ T.

Tới thời điểm này, sức khỏe 2 mẹ con sản phụ T. đều ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại viện.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiền sản giật là 1 trong 5 tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cả mẹ và con.

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân của tiền sản giật một cách rõ ràng. Thực tế, bất cứ thai phụ nào cũng có thể bị tiền sản giật trong thai kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn ở một số đối tượng có nguy cơ cao.

Bất cứ thai phụ nào cũng có thể bị tiền sản giật trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Bất cứ thai phụ nào cũng có thể bị tiền sản giật trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ tiền sản giật là gì?

Phụ nữ cần chú ý thăm khám sớm nếu có nguy cơ tiền sản giật thông qua các dấu hiệu bên ngoài như:

- Huyết áp đột ngột tăng cao.

- Có protein trong nước tiểu, lượng nước tiểu ít.

- Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.

- Thị lực giảm sút. Ví dụ: Tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.

- Giảm tiểu cầu trong máu.

- Chức năng gan suy giảm.

-  Khó thở.

- Phù toàn thân.

Yếu tố nguy cơ từ mẹ

- Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó,...

- Thai phụ bị tăng huyết áp trước khi mang thai.

- Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột... bị tiền sản giật.

- Bản thân thai phụ từng bị mắc tiền sản giật.

- Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ.

- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.

- Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau.

- Phụ nữ đang mang thai lần đầu tiên.

- Phụ nữ mang thai ở độ 40 tuổi trở đi.

- Người mẹ có thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe: Hút thuốc lá, rượu bia,...

Yếu tố nguy cơ từ thai nhi

Nguy cơ tiền sản giật cũng cao hơn ở một số trường hợp như:

- Đa thai đa ối.

- Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm.

- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.

Sản phụ Cần Thơ sinh 3 bị biến chứng tiền sản giật và ca mổ cấp cứu 40 phút ngàn cân treo sợi tóc
Sau 40 phút, ca phẫu thuật thành công, 3 em bé chào đời gồm 2 bé trai và 1 bé gái có cân nặng lần lượt là 1.640 gram, 1.660 gram và 1.620 gram.

Sinh non

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu