Sản phụ 38 tuần đau cứng bụng vì rau bong non, bác sĩ chạy đua phẫu thuật để vượt qua ranh giới sinh tử

Thảo Nguyên - Ngày 01/11/2022 16:00 PM (GMT+7)

Quá trình tiến hành phẫu thuật, kíp mổ lấy rau thai có khoảng 600 gram máu cục sau rau và được xử trí để cầm máu, bảo toàn tử cung cho sản phụ.

Ngày 24/10/2022, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cứu sống 2 mẹ con sản phụ Lê Thị Ngọc Thúy (28 tuổi) được nhập viện trong đêm.

Được biết, thai phụ này nhập viện khi thai ở tuần thứ 38 với dấu hiệu đau cứng bụng liên tục, buồn nôn. Khi tiếp nhận bệnh nhân phát hiện tim thai chậm, rời rạc 65 lần/phút (bình thường 120-160 lần/phút). Đặc biệt, có khối máu tụ sau bánh rau kích thước lớn 13x10cm.

Nhận định đây là dấu hiệu của rau bong non nên các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật mổ cấp cứu và dự trù máu truyền… Quá trình tiến hành phẫu thuật, kíp mổ lấy rau thai có khoảng 600 gram máu cục sau rau và được xử trí để cầm máu, bảo toàn tử cung cho sản phụ.

Hiện mẹ con sản phụ đã được xuất viện về nhà.

Hiện mẹ con sản phụ đã được xuất viện về nhà.

Quá trình phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng, khẩn trương trong 15 phút và bé gái chào đời với cân nặng 2,6kg, da hồng hào, khóc to. Em bé đã được chuyển đến Khoa Sơ sinh của viện để theo dõi.

Hiện mẹ con sản phụ đã được xuất viện về nhà. Được biết, suốt quá trình phẫu thuật, tập thể bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng của kíp mổ đã chạy đua với thời gian để cứu sản phụ cùng thai nhi vượt qua lành ranh giới sinh tử.

Rau bong non và nguyên nhân

Rau bong non là sự bong sớm của rau thai khi thai chưa sổ và là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ.

Trong bệnh lý rau bong non, rau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi thai nhi được sổ ra ngoài do có sự hình thành khối máu tụ sau rau. Khối máu tụ này lớn dần làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi.

Rau bong non được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ III là tình trạng nặng nhất.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rau bong non dù nguyên nhân chính chưa được xác định rõ. Song nhiều nghiên cứu cho thấy các sang chấn xảy ra trong quá trình mang thai có thể gây ra hiện tượng này như:

- Chấn thương trực tiếp ở vùng bụng (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, do tai nạn sinh hoạt, do bị đánh hoặc ngã khi lao động).

- Do các thủ thuật làm trên thai trong tử cung (chọc ối, lấy máu cuống rốn, thủ thuật ngoại xoay thai,...) gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau rau gây ra rau bong non.

- Do bị tiền sản giật.

Rau bong non là sự bong sớm của rau thai khi thai chưa sổ và là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ (Ảnh minh họa)

Rau bong non là sự bong sớm của rau thai khi thai chưa sổ và là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ (Ảnh minh họa)

Thai phụ bị rau bong non sẽ gặp nhiều nguy hiểm gì?

Bởi một khi rau thai bị tách khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào đưa rau trở lại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng, thai phụ cũng bị mất máu nặng. Rau bong non có thể biến chứng thành sảy thai, chảy máu, sinh non và cấp cứu ngay lập tức.

Rau bong non tiến triển nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến thai phụ đối mặt với những biến chứng sau:

- Sốc mất máu: sốc xảy ra rất nhanh, không tương xứng giữa lượng máu mất thấy được ở âm đạo với mức độ sốc.

- Rối loạn đông máu: rau bong non làm mất một lượng máu đáng kể, làm mất một lượng lớn yếu tố đông máu nên làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm máu chảy sau khi sổ rau. Biến chứng này càng nặng nếu diễn biến rau bong non càng kéo dài, vì vậy cần phải phát hiện sớm để có ngay hướng xử trí.

- Vô niệu: người bệnh đi tiểu rất ít, thậm chí là không có nước tiểu. Cần theo dõi lượng nước tiểu liên tục trong những giờ đầu và những ngày tiếp theo để phát hiện biến chứng này. Nguyên nhân là do tình trạng sốc gây tụt huyết áp, chảy máu nhiều, nhưng cũng có thể do hoại tử không hồi phục của lớp vỏ thận, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

- Ngoài ra rau bong non có thể để lại các di chứng khác hết sức nguy hiểm như: suy gan thận cấp, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, ...

Không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh để giữ lại tối đa dưỡng chất: Nguy hiểm khi nhau thai để lâu bên ngoài
Thay vì các bé sơ sinh được bác sĩ cắt cuống rốn ngay khi chào đời thì một số mẹ liều mình giữ nguyên nhau thai trong chiếc túi nhỏ để dây rốn khô và tự rụng nhằm giúp con hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Sinh con

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu