Cô gái 24 năm không có kinh nguyệt, tưởng mắc bệnh đơn giản nhưng sự thật gây giật mình

Ngày 10/11/2019 09:30 AM (GMT+7)

Kinh nguyệt dù đem lại sự khó chịu và cảm giác đau đớn cho phụ nữ, nhưng nếu phụ nữ không có kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.

Bác sĩ nổi tiếng về sản phụ khoa, Trần Bảo Nhân chia sẻ với Ettoday: Có một cô gái 24 tuổi – Tiểu Đào, cao 1m70, có khuôn mặt ưa nhìn với làn da trắng. Cô gái bước đến phòng khám và nói với bác sĩ: “Tôi chưa có kinh nguyệt”. Sau khi hỏi phát hiện cô gái bị mồ côi mẹ từ nhỏ, trong quá trình phát triển, cô gái không có mẹ ở bên cạnh để cố vấn, chia sẻ về các vấn đề phát triển sinh lý trong cơ thể của các cô gái mới lớn.

Từ năm 16 tuổi, Tiểu Đào cũng nhận thấy bản thân không có kinh nguyệt như các bạn cùng tuổi, cô giáo khuyên Tiểu Đào nên đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phán đoán nguyên nhân chưa có kinh nguyệt là “chưa đủ tuổi và cần đợi thêm một thời gian”. Sau này vì bận học hành nên Tiểu Đào cũng dần dần quên đi.

Cô gái 24 năm không có kinh nguyệt, tưởng mắc bệnh đơn giản nhưng sự thật gây giật mình - 1

Tiểu Đào 24 năm không có kinh nguyệt.

Đến khi đi làm, Tiểu Đào cảm thấy không có kinh nguyệt cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, do đó cô không quan tâm quá nhiều. Tuy nhiên, đến sau khi có bạn trai, người bạn trai sốc khi hỏi cô: “Từ trước đến giờ em không có kinh nguyệt sao?”. Câu hỏi của người bạn trai khiến Tiểu Đào lo lắng nên mới đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Trần Bảo Nhân kiểm tra siêu âm và phát hiện Tiểu Đào thật sự không có tử cung, phần trên không phát triển. Chẩn đoán bên trong cho thấy nơi riêng tư của Tiểu Đào chỉ lõm vào một chút, trên 2/3 không có phát triển, chiều dài của đáy chỉ có 2cm chỉ bằng một nửa người bình thường. Ngay cả khi cấu trúc sinh lý bất thường, nhưng cuộc sống tình dục của Tiểu Đào vẫn bình thường.

Hội chứng không nhạy cảm androgen?

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của bác sĩ Trần Bảo Nhân có khả năng Tiểu Đào bị mắc hội chứng không nhạy cảm androgen. Hội chứng này người bệnh tuy hình dáng là nữ giới nhưng thực sự lại mang kiểu gene của nam giới. Bệnh nhân có tuyến vú và cơ quan sinh dục ngoài như của nữ giới nhưng lại vô kinh khi đến tuổi dậy thì.

Nguyên lý của hội chứng: ban đầu phôi thai là nam giới, nhất định phải tiếp nhận kích thích hormon (androgen) phát triển giới tính nam, mới phân hóa thành nam giới. Vì phôi thai nam giới “46, XY” không được kích thích hormon nam giới, nên cơ thể vẫn trở thành nữ giới.

Cô gái 24 năm không có kinh nguyệt, tưởng mắc bệnh đơn giản nhưng sự thật gây giật mình - 2

Bác sĩ Trần Bảo Nhân chẩn đoán Tiểu Đào mắc "hội chứng không nhạy cảm androgen

Sau đó, bác sĩ Trần Bảo Nhân đã kiểm tra nhiễm sắc thể và phát hiện rằng nhiễm sắc thể của Tiểu Đào thực sự là “46, XY”. Đối với trường hợp của Tiểu Đào là không nhạy cảm hoàn toàn với androgen, nên từ khi sinh ra sẽ có các đặc điểm hoàn toàn là của nữ giới. Tuy nhiên khi trưởng thành các bất thường của bệnh lý nội khoa mới xuất hiện: âm đạo ngắn và có thể không có tử cung; cơ quan sinh dục ngoài kém phát triển hoặc dị dạng; không có buồng trứng hay tử cung hoặc chỉ sót lại một phần nhỏ của các cơ quan này; không có mào tinh, túi tinh hay các ống dẫn tinh. Sau khi nghe tin từ bác sĩ, Tiểu đào vô cùng sốc, vì cô không nghĩ mình là… con trai.

Những phương pháp để điều trị hội chứng không nhạy cảm androgen?

Cô gái 24 năm không có kinh nguyệt, tưởng mắc bệnh đơn giản nhưng sự thật gây giật mình - 3

Mặc dù không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hội chứng không nhạy cảm androgen, nhưng một số can thiệp sẽ giúp người mắc hội chứng không nhạy cảm androgen có một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn. Việc kiểm soát hội chứng không nhạy cảm androgen có thể bao gồm các yếu tố sau đây:

- Xác định giới tính;

- Liệu pháp thay thế hormone;

- Cắt bỏ tuyến sinh dục. Cắt bỏ tuyến sinh dục (trong trường hợp hội chứng không nhạy cảm androgen ở tinh hoàn) thường được thực hiện ở bệnh nhân hội chứng không nhạy cảm androgen hoàn toàn hoặc một phần;

- Giãn nở âm đạo;

- Phẫu thuật tái tạo. Tạo hình âm đạo là một cách khác để tạo âm đạo cho phụ nữ. Âm đạo có thể được tái tạo bằng cách sử dụng da và mô từ bộ phận sinh dục ngoài, mặc dù khả năng thành công của lựa chọn này là không chắc chắn.

Con gái 18 tuổi chưa có kinh nguyệt, mẹ sững người khi nghe chẩn đoán của bác sĩ
Con gái đã 18 tuổi nhưng vẫn không có kinh nguyệt khiến người mẹ lo lắng. Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện cô gái không có buồng trứng hay tử cung.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác