Tưởng bạn gái lẳng lơ vì “phần dưới” tối màu, bác sĩ bật cười giải thích lý do thật sự

Ngày 04/11/2019 09:30 AM (GMT+7)

"Vùng kín" của phụ nữ là chủ đề nhạy cảm mà ít chị em nào dám đề cập tới. Cũng bởi ít tìm hiểu nên mới dẫn tới những hiểu lầm về bộ phận quan trọng này.

Cô gái trẻ Xiao Xiao gần đây đã tới khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nhân Ái ở Vũ Hán, Trung Quốc. Cô đã khiến bác sĩ vừa bất ngờ vừa buồn cười bởi tình huống hết sức oái oăm mà Xiao Xiao gặp phải.

1 tuần trước, Xiao Xiao đã chia tay với bạn trai. Lý do là vì khi cả hai ra ngoài hẹn hò và quyết định thuê phòng khách sạn để tận hưởng không gian riêng hai người, người bạn trai đã bất ngờ chê bai “vùng kín” của Xiao Xiao bị đen và thâm.

Người bạn trai nghi ngờ rằng Xiao Xiao là cô gái lẳng lơ, đã từng quan hệ tình dục với nhiều đàn ông nên “vùng kín” mới có màu sắc xấu xí như vậy. Điều này đã khiến Xiao Xiao rất tức giận nên ngay lập tức bỏ đi và chia tay với bạn trai.

Tưởng bạn gái lẳng lơ vì “phần dưới” tối màu, bác sĩ bật cười giải thích lý do thật sự - 1

Xiao Xiao chia tay bạn trai sau khi "thân mật" vì bị chê "phần dưới" quá xấu xí. (Ảnh minh họa)

Dù vậy, sau khi trở về Xiao Xiao cũng bắt đầu băn khoăn về màu sắc “vùng kín” của bản thân. Cô cũng thấy thắc mắc tại sao nó lại có màu sắc tối như vậy trong khi cô vẫn còn trong trắng. Nghi ngờ bản thân có vấn đề sức khỏe nên Xiao Xiao đã quyết định đi khám. Thực tế vấn đề của Xiao Xiao cùng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi không hiểu vì lý do gì mà "cô bé" lại có màu sắc tối như vậy trong khi có những người lại hồng hào.

3 lý do khiến "cô bé" có màu tối?

Bác sĩ Qiu Xuelan, khoa Sản phụ khoa giải thích lý do khiến "vùng kín" của chị em có màu sắc tối hơn so với các phần khác trên cơ thể. Khi đến tuổi dậy thì, lượng hormone trong cơ thể chúng ta sẽ tăng vọt. Ở nam, đó là testosterone, và ở nữ là estrogen. 2 loại hormone này, bên cạnh việc giúp đường nét cơ thể trở nên rõ ràng hơn, còn tác động đến các tế bào melanocyte có trên da và lông tóc.

Melanocyte lúc này sẽ giải phóng melanin (còn gọi là hắc tố) - một loại protein khiến da chúng ta đậm màu hơn. Trong đó, những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hormone cũng trở nên đậm màu hơn so với phần còn lại.

Tưởng bạn gái lẳng lơ vì “phần dưới” tối màu, bác sĩ bật cười giải thích lý do thật sự - 2

"Cô bé" có màu sắc tối là do các melanin (hắc tố).

Lý giải nguyên nhân tại sao "cô bé" của một số phụ nữ có màu sắc sáng nhưng một số người lại sẫm hơn, bác sĩ Qiu Xuelan cho biết có 3 lý do.

1. Do di truyền

Một số bộ phận riêng tư của phụ nữ thực sự có màu trắng hồng trong khi những người khác có thể có màu thâm, đen. Đó là do sự khác biệt di truyền ở mỗi cá nhân. Sắc tố da của mỗi người khi sinh ra đều do gen quy định. Vì vậy màu sắc “cô bé” cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vấn đề này. 

2. Do tuổi tác

Trước hết, khi tuổi tác tăng lên, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi bao gồm cả các bộ phận riêng tư. Ví dụ như mọc lông nách, ngực lớn hơn đều là dấu hiệu của sự tăng trưởng. Tương tự như vậy, màu sắc ở "vùng nhạy cảm" thay đổi, màu sẫm hơn cũng là biểu tượng của sự tăng trưởng.

Khi tuổi càng lớn, estrogen sẽ giảm dần và các bộ phận riêng tư cũng sẽ bắt đầu có màu sắc sáng hơn so với những phụ nữ trẻ. 

3. Do mang thai

Trong quá trình mang thai của phụ nữ, do sự gia tăng hormone giới tính trong cơ thể, quầng vú sẽ chuyển sang màu đen và các bộ phận riêng tư sẽ chuyển sang màu đen. Thực tế, đó là một sự thay đổi bình thường.

Ngoài ra, một số người cho rằng khi quan hệ tình dục nhiều sẽ khiến vùng kín thâm đen hơn do có sự cọ xát. Điều này không đúng. Bởi việc cọ xát không thể gây ra việc tích tụ melanin nhiều hơn. Nếu ma sát có thể làm cho các bộ phận riêng tư bị thâm đen, thì thủ phạm phải là đồ lót bó sát, vì bạn tiếp xúc với đồ lót còn nhiều hơn so với quan hệ tình dục. 

Phẫu thuật thu nhỏ vùng kín 6 lần, người phụ nữ khiến BS ngỡ ngàng khi kiểm tra phụ khoa
Vì chồng ngoại tình, người phụ nữ trong 3 năm đã phẫu thuật thu nhỏ "vùng kín" tới 6 lần. Kết quả cô không giữ được chồng mà còn phải tới bệnh viện...
Minh Hoàng (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ