Lá sen là một dược liệu dân gian vô cùng phổ biến hiện nay. Lá sen có tác dụng tuyệt vời trong giảm mỡ máu, điều trị huyết áp cao, chữa chứng mất ngủ, an thần, làm đẹp và giảm cân hiệu quả.
Lá sen hay liên hoa, kim liên hoa có tên khoa học thường gọi là Nelumbonaceae, là một loài thủy sinh có rễ ở dưới nước trong khi thân, lá và hoa thì ở trên cạn. Cây sen mọc ở khắp các ao hồ trên cả nước ta, tuy nhiên mùa sen thì thường rơi vào từ tháng 6 cho đến tháng 8. Ngoài ra, sen còn xuất hiện ở nhiều nước trong châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập,...
Lá sen có màu xanh lục, hình dạng tròn tỏa, có đường kính từ 30-60cm tùy loại. Mặt trên của lá màu xanh sẫm, hơi sần sùi nhưng có khả năng chống nước cao. Còn mặt dưới thì nhẵn, nhạt màu xanh nhạt, có nhiều vân. Lá sen có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Lá sen được thu hoạch để làm nguyên liệu bào chế thuốc giống như củ sen, hoa sen.
Hình ảnh của lá sen
Theo như các nghiên cứu từ chuyên gia, trong lá sen chứa hàng loạt các chất chống oxy hóa mạnh và có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như: Flavonoid, Quercetin, Isoquercetin, Tannin, Alkaloid,... và hàng loạt các chất bổ dưỡng khác. Những chất này sẽ giúp cơ thể ngăn chặn các gốc tự do gây bệnh, phòng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá sen
- Năng lượng: 70 kcal
- Lipid: 2g
- Natri: 28,5g
- Kali: 30mg
- Cacbohydrat: 11,8g
- Chất xơ: 10g
- Protein: 4,3g
- Vitamin A: 105%
- Vitamin C: 18,8%
- Canxi: 22,3%
- Sắt: 16,5%
- Và còn một số chất bổ dưỡng khác cho cơ thể
13 tác dụng của lá sen trong trị bệnh và làm đẹp
1. Lá sen có tác dụng chữa mất ngủ
Trong lá sen có chứa một hoạt chất có tên là pyridoxine có khả năng an thần rất tốt, làm thư giãn mạch máu. Từ đó bạn sẽ ngủ ngon hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn và tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện. Hãy sử dụng lá sen phơi khô để pha trà uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ nhằm cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
Lá sen giúp giấc ngủ của bạn được trọn vẹn hơn
2. Lá sen có tác dụng cầm máu
Trong lá sen rất giàu quercetin và flavonoid có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giúp tái tạo lại thành mạch máu bị tổn thương gây chảy máu. Từ đó vết thương sẽ được cầm máu và không bị nhiễm trùng. Bạn có thể lấy bã lá sen sau khi pha trà để đắp lên vết thương đang bị chảy máu hoặc uống trà lá sen khô cũng cho hiệu quả tương tự.
3. Lá sen có tác dụng giảm huyết áp
Tác dụng của lá sen trong chống lại sự tăng huyết áp đã được kiểm chứng. Đó là do thành phần Alkaloid trong lá sen có khả năng kiềm chế sự tăng huyết áp ở người, đồng thời nó khiến tâm trạng trở nên tốt hơn, giảm stress và ổn định lại huyết áp như bình thường. Hãy sử dụng trà lá sen hàng ngày để điều hòa huyết áp một cách ổn định, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.
4. Lá sen có tác dụng giảm Cholesterol máu
Tác dụng của lá sen trong giảm Cholesterol máu được đánh giá khá cao. Do lá sen rất giàu kali và natri có thể giúp cơ thể trung hòa bớt lượng Cholesterol có hại. Từ đó bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa mỡ máu, bảo vệ gan tốt hơn.
5. Lá sen có tác dụng cải thiện sức khỏe hệ tim mạch
Lá sen rất giàu kali có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng mạch máu không bị tổn thương. Ngoài ra kali còn có lợi cho hệ tim mạch, giúp duy trì nhịp tim đập ổn định, giảm đáng kể nguy cơ suy tim và đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh tim. Hãy sử dụng trà lá sen ít nhất hai lần mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Hệ tim mạch khỏe mạnh hơn nhờ sử dụng lá sen
6. Lá sen có tác dụng chữa chảy máu cam
Nhờ vào có tác dụng cầm máu vết thương như đã đề cập ở trên, lá sen còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam ở người lớn và trẻ nhỏ. Hãy chuẩn bị lá sen 10g, rễ cỏ tranh, đan bì, lá tre, mỗi loại 20g, sơn chi và liên kiều, thanh sơn mỗi loại 6g, hoàng liên 2g. Tất cả gói gọn thành 1 thang thuốc đem sắc để sử dụng mỗi ngày.
7. Lá sen có tác dụng giảm tình trạng đau mắt
Nhờ vào hoạt tính sát khuẩn của flavonoid trong lá sen, tình trạng đau mắt sẽ được giảm thiểu, không còn bị sưng đỏ. Bạn hãy lấy 10g lá sen và 10g hoa hòe, thêm một ít hoa cúc để pha thành trà uống thường xuyên, điều này sẽ tốt cho đôi mắt và giảm sưng đau hiệu quả.
8. Lá sen có tác dụng an thần tốt
Hoạt chất pyridoxine trong lá sen còn có khả năng an thần tốt cho cơ thể. Nếu bạn là người làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên bị stress, hãy sử dụng một cốc trà lá sen mỗi ngày để giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng và an thần hiệu quả.
9. Lá sen có tác dụng giải độc gan hiệu quả
Với thành phần quercetin và flavonoid trong lá sen, lá gan của bạn sẽ được giải độc một cách triệt để, đồng thời các hoạt chất này còn bảo vệ cho gan khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Do đó cơ thể sẽ khỏe mạnh, không bị nóng trong người, không bị mắc các bệnh về gan nguy hiểm.
Giải độc gan, giúp gan khỏe mạnh nhờ lá sen
10. Lá sen có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, bệnh dạ dày
Nhờ vào các chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh, kèm theo đó là kali cao trong lá sen sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho dạ dày khiến mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, táo bón,...
Hãy lấy lá sen tươi 40g cùng với rau má 20g, tất cả mang đi rửa sạch rồi sao vàng. Sau đó đem sắc với nửa lít nước để tạo thành thuốc uống. Sử dụng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh trở lại.
11. Lá sen có tác dụng giảm mùi hôi sản dịch sau sinh
Tình trạng xuất hiện mùi hôi của sản dịch sau khi sinh không còn quá lạ lẫm với nhiều phụ nữ. Lá sen có khả năng khử mùi hôi hiệu quả, giúp cơ thể mau chóng trở về trạng thái ban đầu, khỏe mạnh.
Hãy chuẩn bị lá sen khô khoảng 20g đem sắc với 250-300ml nước, khi nào còn khoảng 1 cốc nước thì giữ lại để uống hàng ngày sẽ giúp giảm mùi hôi sản dịch sau sinh hiệu quả.
12. Lá sen có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Đây là tác dụng của lá sen được nhiều chị em phụ nữ ưa sử dụng. Lá sen có hàm lượng calo và cacbohydrat cao sẽ giúp tạo cảm giác no lâu sau khi ăn xong. Từ đó giảm tình trạng thèm ăn, khiến ăn ít lại, giúp giảm mỡ bụng và giảm cân tự nhiên một cách an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, lá sen còn giàu chất xơ, vitamin B1 giúp tăng bài tiết ở dạ dày tốt hơn. Hãy sử dụng trà lá sen sau khi ăn xong khoảng 30 phút mỗi ngày.
13. Lá sen có tác dụng ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt
Thành phần quercetin và flavonoid có đặc tính sát khuẩn, chống viêm cao. Do đó lá sen có khả năng ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt trên da của phụ nữ hiệu quả. Hãy lấy bã lá sen sau khi pha trà hoặc lá sen tươi giã nát để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, xuất hiện mụn trong khoảng 15-30 phút mỗi ngày. Từ đó làn da sẽ trở nên sạch đẹp, giảm hẳn tình trạng mụn nhọt xuất hiện.
Lá sen giúp làn da trở nên sáng, đẹp hơn
Những ai nên và không nên sử dụng lá sen?
Tác dụng của lá sen là rất hữu ích với sức khỏe, tuy vậy không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng hiệu quả được lá sen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Những người nên sử dụng lá sen:
- Người đang bị chứng cao huyết áp
- Người bị mỡ máu cao ảnh hưởng đến gan
- Người bị chứng ợ hơi, nóng trong người
- Người bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu
- Người bị vết thương hở gây chảy máu
- Người bị mất ngủ lâu dài
- Người mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tim mạch
Những người không nên sử dụng lá sen:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
- Người hay có chứng lo âu, tim đập nhanh, dễ bị căng thẳng
- Người bị dị ứng với các thành phần trong lá sen
- Người đang mắc bệnh huyết áp thấp
Tác hại của lá sen nếu sử dụng sai cách
- Lá sen có tính mát, lạnh, do đó nếu sử dụng quá nhiều có thể gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của dạ dày, khiến bạn dễ bị táo bón hoặc đau bụng, tiêu chảy.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sử dụng lá sen có thể khiến chu kỳ bị kéo dài hơn so với bình thường, gặp khó khăn trong việc hành kinh do lá sen có khả năng cầm máu tốt.
- Phụ nữ mang thai sử dụng lá sen có thể khiến tử cung bị co bóp nhiều, khiến tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non.
- Lá sen rất giàu natri, do đó không nên sử dụng để ăn khi bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, vì natri quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tim.
Nguồn tham khảo: Top 10+ Lotus Leaf Tea Health Benefits & Effects (2020) - Airytea xuất bản ngày 15/2/2020 The Health Benefits Of Lotus Leaf Extracts - Nutri Herb xuất bản ngày 30/11/2011 |