Tía tô là một loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và trong làm đẹp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại lá này trong bài viết sau đây.
Tía tô là loài cây xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nó có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa, thuộc họ Bạc hà Lamiaceae. Tía tô được trồng phổ biến ở hầu hết các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Ngoài lợi ích trong ẩm thực, tía tô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như giải cảm, hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày, hỗ trợ điều trị ung thư,...
Hình ảnh lá tía tô
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô
- Năng lượng: 25 kcal
- Tinh bột: 3,5g
- Canxi: 170mg
- Sắt: 3,2mg
- Nước: 89g
- Chất xơ: 3,6g
- Photpho: 18,3mg
- Vitamin C: 13mg
- Và một vài dưỡng chất cần thiết khác
18 tác dụng của lá tía tô không thể bỏ qua
1. Giảm thiểu lượng Cholesterol xấu
Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa rất nhiều Omega 3, một chất quan trọng có khả năng chống oxy hóa cao và trung hòa được lượng Cholesterol xấu trong máu. Từ đó giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
Lá tía tô có tác dụng giảm cholesterol xấu
2. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Như đã đề cập ở trên, lá tía tô có khả năng trung hòa lượng Cholesterol xấu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, trong lá tía tô có chứa các hoạt chất chống oxy hóa cao sẽ giúp ngăn chặn hình thành các mảng bám ở động mạch, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh.
3. Tác dụng chống trầm cảm
Một tác dụng của lá tía tô mà không nhiều biết đến đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa hoạt chất dopamine có khả năng làm hưng phấn, giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Ngoài ra dopamine còn kích thích trí não hoạt động, tối ưu các tổ chức não tốt hơn.
4. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Hàm lượng Vitamin C cao trong tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hai khác.
5. Giảm tình trạng đau bụng
Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
Tác dụng của lá tía tô rất hữu ích khi bị đau bụng
6. Giảm tình trạng Stress do oxy hóa
Bạn đang sống trong tình trạng bị stress và mệt mỏi hàng ngày, điều này sẽ khiến lượng gốc tự do trong cơ thể tăng cao có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa cao có khả năng đẩy lùi các gốc tự do kể trên, giúp cơ thể không bị mệt mỏi. Dopamine trong lá tía tô có thể cải thiện tâm trạng tốt hơn.
7. Ngăn ngừa sâu răng
Một tác dụng nữa của lá tía tô không nên bỏ qua chính là khả năng ngăn ngừa sâu răng thường gặp ở người. Tía tô có chứa chất Luteolin có tác dụng kháng viêm và giảm tình trạng sâu răng đáng kể. Các loại vi khuẩn gây hại trong miệng sẽ được loại bỏ.
Hàm răng khỏe mạnh hơn nhờ tía tô
8. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Lá tía tô có chứa rất nhiều chất chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
9. Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày
Tác dụng của lá tía tô này được đánh giá rất cao và được nhiều người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid, axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.
10. Giảm đau khớp do viêm
Trong lá tía tô có chứa một vài loại axit béo vô cùng có lợi. Chúng giúp cho khớp không bị sưng, đau do viêm, tăng cường tiết dịch bôi trơn các khớp. Từ đó tình trạng đau khớp do viêm được giảm thiểu.
Lá tía tô giúp giảm tình trạng đau khớp hiệu quả
11. Điều trị hen suyễn, ho, khó thở
Các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.
12. Chống nhiễm trùng do vi khuẩn
Tác dụng của lá tía tô trong chống lại vi khuẩn cũng được đánh giá rất cao. Hàm lượng axit rosmarinic trong lá tía tô giúp ngăn ngừa dị ứng, nổi mẩn ngứa ở cơ thể, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
13. Giảm thiểu tình trạng dị ứng
Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng Histamin, là chất sẽ tăng vọt khi quá trình dị ứng ở cơ thể xảy ra, gây ra mẩn ngứa, mề đay khó chịu cho cơ thể.
Tía tô giúp giảm đi Histamin khi bị dị ứng
14. Giúp hạ sốt, giảm cảm cúm hiệu quả
Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.
15. Tác dụng của lá tía tô trong phòng ngừa các bệnh xương khớp
Trong lá tía tô có đến 5 chất có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của axit uric, là tác nhân quan trọng gây ra bệnh gout, bệnh xương khớp thường gặp ở người. Nồng độ gốc oxalate trong cơ thể sẽ được giảm đáng kể chỉ sau một thời gian sử dụng lá tía tô. Ngoài ra, lượng canxi cao và các khoáng chất trong tía tô sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
16. Hỗ trợ quá trình giảm cân ở phụ nữ
Trong chiết xuất từ lá tía tô có chứa hoạt chất Alpha-Linolenic có khả năng loại bỏ các chất béo không bão hòa, cholesterol thừa gây tích tụ mỡ dưới da ở phụ nữ. Từ đó giúp ích cho quá trình giảm cân và làm đẹp hiệu quả hơn.
17. Ngăn ngừa nguy cơ lão hóa, làm trắng da
Đây là tác dụng của lá tía tô với da mà các chị em vô cùng thích thú. Với các hoạt chất chống oxy hóa cao, lá tía tô có thể giúp làn da của phụ nữ không còn xuất hiện nếp nhăn, trẻ hóa các tế bào da, giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.
18. Tác dụng của lá tía tô trị nám da
Nám da là tình trạng da bị đổi màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu, ổn định nội tiết tố của cơ thể.
Tác hại của lá tía tô nếu lạm dụng sai cách
Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Bà bầu sử dụng lá tía tô với các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.
- Lá tía tô không nên sử dụng với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Uống quá nhiều nước ép từ tía tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.
Nguồn tham khảo: Health benefits of Perilla - Health Benefits Times xuất bản ngày 26/4/2019 PERILLA - Webmd xuất bản ngày 10/7/2011 |