Gạo là loại lương thực phổ biến nhất đối với tất cả chúng ta nhưng nếu chọn không đúng loại gạo an toàn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngày thường, chúng ta thường dùng gạo như một loại lương thực chính. Ngoài ra, gạo cũng có thể được ủ thành rượu hoặc làm một số món tráng miệng và các mục đích sử dụng khác nên chất lượng và độ an toàn của gạo rất được mọi người quan tâm.
Nếu ăn phải gạo kém chất lượng hay bị nhiễm độc có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể con người và gây hại cho hệ thần kinh trung ương và dạ dày của con người. Dưới đây là 3 loại gạo bạn tuyệt đối không nên ăn.
1. Gạo bị mốc
Thế hệ xưa quan niệm rằng khi thấy gạo có vết nấm mốc trên bề mặt thì chỉ cần lau sạch vẫn có thể ăn được bình thường. Tuy nhiên, bề mặt gạo sạch không có nghĩa là gạo không còn độc hại cho cơ thể con người. Nấm mốc của gạo là do nấm Aspergillus flavus đã phát triển trong đó và nó sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn với việc loại bỏ nấm mốc.
Aspergillus flavus tạo ra độc tố aflatoxin, không chỉ có thể gây chết gia cầm, gia súc mà còn gây ung thư cho cơ thể người. Nếu không may ăn phải, nấm mốc sẽ gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận, rất có hại cho sức khỏe của cơ thể.
Đặc biệt, thực phẩm bị nấm mốc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố. Do đó, tốt nhất không nên cố dùng gạo mốc.
2. Gạo mốc bị tẩy trắng
Những vết mốc trên bề mặt sẽ nhắc nhở chúng ta rằng gạo không còn ăn được nữa, nhưng một số loại gạo nhìn bề ngoài có vẻ an toàn nhưng lại chứa đầy vấn đề.
Giống như gạo đã được tẩy trắng và tẩm sáp trên thị trường, bề ngoài nó trông rất hoàn hảo, và thậm chí cho người ta một ảo giác rất an toàn. Đặc biệt là giới trẻ thường không thích ăn gạo màu xỉn, vàng nên thường chọn loại gạo đã được tẩy trắng, tẩm sáp này.
Tuy nhiên có một số người vì lợi ích cá nhân tẩy trắng gạo mốc, nhìn bề ngoài gạo có thể trông trắng nhưng thực tế bên trong đã bị nấm mốc xâm nhập. Nếu ăn phải loại gạo này sẽ rất nguy hiểm bởi gạo mốc có độc tố aflatoxin là chất gây ung thư.
3. Gạo tẩm hương liệu
Để thu được lợi nhuận lớn, nhiều cơ sở kinh doanh vô đạo đức thường sử dụng các sản phẩm kém chất lượng và thêm nhiều hóa chất phụ gia vào thực phẩm mà không quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Trong số đó, có một ví dụ về việc sử dụng hương liệu cho gạo kém chất lượng, gạo kém chất lượng không những không thể phân biệt được với gạo bình thường trên bề mặt mà còn tỏa ra mùi giống như gạo thơm chính hiệu, do đó, những người bán hàng vô lương tâm thậm chí sẽ còn giá cao hơn.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hương liệu là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể không kể đến, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận. Những loại gạo này là sản phẩm nguy hiểm mà chúng ta thường bỏ qua hoặc dễ bị lừa, sau khi ăn vào sẽ gây hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Những loại gạo có ướp hương tạo mùi thì gạo thường có độ bóng hơn bình thường. Nếu nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.