35 tuổi đã mắc ung thư giai đoạn ba, kỹ sư trẻ được bác sĩ chỉ nguyên nhân vì hay ăn 2 loại thịt này

Thùy Linh - Ngày 13/01/2025 11:30 AM (GMT+7)

Một kỹ sư trẻ 35 tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh đáng sợ.

35 tuổi đã mắc ung thư giai đoạn ba, kỹ sư trẻ được bác sĩ chỉ nguyên nhân vì hay ăn 2 loại thịt này - 1

1. Thanh niên 35 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Liu Boren, một chuyên gia về dinh dưỡng và y học chức năng ở Đài Loan, mới đây đăng trên trang Facebook của mình về trường hợp một bệnh nhân đặc biệt. Theo đó, người đàn ông 35 tuổi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn III và bị di căn gan sau phẫu thuật nên đã đến gặp bác sĩ để thảo luận về liệu pháp dinh dưỡng.

Dựa trên lịch sử ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy vấn đề cơ bản. Trước khi mắc bệnh ung thư đại trực tràng, người đàn ông này là một người thích ăn thịt điển hình. Anh thích ăn thịt xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn. Không đa dạng thức ăn, anh chỉ ăn thịt, bỏ qua các loại thực phẩm khác như hải sản, rau củ quả... Sau khi mắc bệnh ung thư đại trực tràng, anh mới bắt đầu ăn đồ chay.

Các bác sĩ cho rằng thói quen sử dụng các loại thịt của bệnh nhân không thể tách rời khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Liu Boren cho biết, vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông... là chất gây ung thư cấp độ 1, trong khi các loại thịt đỏ chưa qua chế biến như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa... được phân loại là chất gây ung thư loại 2A.

Chất gây ung thư cấp độ 1 là những chất rõ ràng gây ung thư cho con người, trong khi loại 2A là những chất được xác nhận là gây ung thư cho động vật nhưng bằng chứng yếu về khả năng gây ung thư cho con người. Một số nghiên cứu dịch tễ học liên kết thịt đỏ với ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, dạ dày và thậm chí cả vú. Liu Boren cho rằng sở dĩ thịt đỏ có liên quan đến khối u có thể là do heme, nitrosamine, hydrocarbon thơm đa vòng hoặc amin dị vòng có trong đó. Trong số đó, sắt heme sẽ tạo ra phản ứng gốc tự do cao hơn, có thể liên quan đến ung thư tế bào. Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong thịt đỏ sẽ kích thích tiết ra axit mật để tiêu hóa chất béo, axit mật sẽ bị chuyển hóa thành hợp chất thứ cấp gây ung thư.

2. Chế độ ăn uống thế nào mới giúp ích cho sức khỏe và tránh ung thư?

Bất kể tính chính xác của cuộc khảo sát dịch tễ học, Liu Boren tin rằng ít nhất nên tránh ăn thịt đỏ đã qua chế biến. Ngoài ra, tổng lượng thịt đỏ ăn vào trung bình không được vượt quá 500 gam mỗi tuần.

Nên cân bằng giữa thịt đỏ và các loại thực phẩm khác. (Ảnh minh họa).

Nên cân bằng giữa thịt đỏ và các loại thực phẩm khác. (Ảnh minh họa).

Liu Boren nhắc nhở phải ăn ít nhất 5 phần rau và nhiều nhất là 2 phần trái cây mỗi ngày, vì rau có chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Lợi ích của những chất xơ này là chúng có thể làm tăng lượng phân, thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm các chất gây ung thư trong thịt đỏ.  

Các bác sĩ gợi ý rằng khi bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị và xạ trị, nên ưu tiên bổ sung trứng và thịt trắng, tức là gà không da, cá biển sâu cỡ vừa, nhỏ, tôm... cũng như đủ lượng các loại đậu và protein thực vật trong ngũ cốc. Nếu duy trì được sức khỏe tốt thì không cần ăn thịt đỏ. Trừ khi sau khi hóa trị, huyết sắc tố giảm xuống dưới 10 hoặc bạch cầu giảm xuống dưới 3.000, bạn có thể ăn một ít thịt đỏ để bổ sung.

3. Ăn thịt đỏ ra sao cho an toàn?

Nếu bạn khỏe mạnh, thịt đỏ là cần thiết và bổ sung dinh dưỡng rất hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau khi dùng thịt đỏ:

- Chọn những miếng thịt nạc: Các loại thịt đỏ thường có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, việc chọn miếng thịt nạc có thể giảm cả chất béo và calo. Lượng calo và chất béo xấu dư thừa cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư.

- Ăn với lượng vừa phải: Nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần khoảng 350-500g sau chế biến.

- Nấu thịt ở nhiệt độ thấp: Nấu thịt ở nhiệt độ cao như nướng hoặc chiên áp chảo có thể làm tăng sự hình thành các hóa chất gây ung thư. Sẽ an toàn hơn khi nấu thịt ở nhiệt độ thấp hơn và không nên để chúng tiếp xúc với ngọn lửa trực tiếp.

Vì sao thịt đỏ cũng là tác nhân gây ung thư, ăn bao nhiêu thịt đỏ thì không sợ dễ bệnh?
Thịt đỏ là món ngon được đa phần mọi người yêu thích nhưng ăn nhiều thịt đỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo Thùy Linh (Dịch từ Setin)
Nguồn: [Tên nguồn]13/01/2025 10:20 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe