Tư thế ngủ của trẻ có thể phản ánh trạng thái tâm lý và những bí mật về sức khỏe của trẻ. Vào ban đêm, cha mẹ chỉ cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ để nắm bắt một số tín hiệu thể chất và yếu tố tâm lý của trẻ.
Cha mẹ yêu con không chỉ để con có giấc ngủ ngon mà còn phải giúp con giữ được tư thế ngủ lành mạnh. 4 tư thế ngủ dưới đây không chỉ ẩn chứa nguy hiểm mà còn bộc lộ những vấn đề về thể chất, cha mẹ nên chú ý hơn. Ngay sau khi phát hiện trẻ mắc phải một trong những tư thế này thì phải sửa càng sớm càng tốt để tránh tai nạn.
1. Ngủ há miệng
Một số trẻ thường há miệng để thở khi ngủ. Cha mẹ đừng nghĩ con mình như vậy là dễ thương, đây là tư thế ngủ bất thường, cha mẹ cần lưu ý. Những nguy hại khi trẻ há miệng khi ngủ: hít phải nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cấu trúc của lục phủ ngũ tạng.
Trước hết, khi trẻ ngủ há miệng, không khí từ miệng được hít trực tiếp vào cơ thể, so với cách thở bằng mũi, trẻ sẽ hít phải nhiều chất độc hại hơn mà không gặp trở ngại, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về hệ hô hấp và các bệnh khác. Thứ hai, khi ngủ há miệng ảnh hưởng rất nhiều đến việc định hình các đường nét trên khuôn mặt, đối với một số trẻ do ngủ há miệng nên cằm bị hóp lại và môi dưới bị lệch ra sau dẫn đến biến dạng cấu trúc khuôn mặt.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ há miệng: Mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc tinh thần căng thẳng quá độ gây ác mộng, ngủ không yên giấc sẽ há miệng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, tư thế ngủ há miệng có thể vô tình tác động trực tiếp đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ.
2. Ngủ cuộn tròn
Nhiều trẻ thích cuộn tròn khi ngủ vào ban đêm. Trẻ nằm trong tư thế ngủ này phần lớn là do yếu tố tâm lý, những người chịu áp lực tâm lý lớn, luôn cảm thấy hồi hộp, lo sợ, thiếu cảm giác an toàn sẽ cuộn mình lại để tự an ủi, dỗ dành. Nếu trẻ thích ngủ tư thế này, cha mẹ nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tạo cho trẻ đủ cảm giác an toàn, chú ý theo dõi trạng thái tâm lý của trẻ, để giúp trẻ có một giấc ngủ thoải mái.
3. Nghiến răng khi ngủ
Nhiều ông bố bà mẹ khi ngủ bên cạnh con luôn nghe thấy tiếng nghiến răng của con mình, vậy nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng là gì? Một là trẻ thiếu canxi, xương mềm, trẻ phải nghiến răng thật mạnh để răng dễ chịu. Thứ hai là trẻ không thể ngủ ngon vào ban đêm, trong lòng luôn lo sợ và căng thẳng, nghiến răng vô thức trong giấc mơ khi ngủ. Khi có hiện tượng này, cha mẹ nên nhanh chóng bổ sung canxi cho trẻ, bằng cách uống viên canxi hoặc tăng các loại thực phẩm chức nhiều canxi trong chế độ ăn uống. Khi cơ thể trẻ có đủ canxi, hiện tượng nghiến răng sẽ tự nhiên biến mất.
Ngoài ra, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của trẻ, để trẻ được thư giãn và ngủ yên. Cha mẹ có thể giúp trẻ thư giãn cảm xúc trước khi đi ngủ bằng cách kể chuyện hoặc nghe nhạc. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy giao tiếp với trẻ nhiều hơn, giúp trẻ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống, đồng hành với trẻ nhiều hơn, giúp trẻ đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.
4. Ngậm núm vú giả khi ngủ
Nếu trẻ không ngủ, hầu hết cha mẹ sẽ cho trẻ ngậm núm vú giả trước khi đi ngủ. Bằng cách này, trẻ sẽ vô tình ngủ quên khi đang ngậm núm vú giả, mặc dù việc ngậm núm vú giả sẽ giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng nó cũng có nhược điểm là trẻ có thể bị ngạt thở khi ngủ. Cha mẹ phải nhớ tháo núm vú giả ra sau khi trẻ ngủ, để trẻ thở dễ dàng.
Chất lượng giấc ngủ có thể quyết định trạng thái tinh thần của trẻ trong ngày, và ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ và tâm lý của trẻ trong quá trình phát triển. Có một giấc ngủ ngon, tâm trạng của trẻ sẽ tốt hơn và tính tình cũng điềm đạm hơn. Chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ chỉ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, lười vận động thậm chí cáu gắt và tư thế ngủ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Vậy nếu trẻ có 4 tư thế ngủ bất thường trên, cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt và giúp trẻ sửa chữa, để trẻ có tư thế ngủ thoải mái, lành mạnh và an toàn, duy trì chất lượng giấc ngủ ngon.