Sự xuất hiện của ung thư có liên quan nhiều đến đột biến gen. Nếu những đột biến có hại này được truyền lại cho các thế hệ sau, khả năng bị ung thư sẽ tăng lên nhiều lần.
Gia đình họ Tống của Tống Mỹ Linh là một trong bốn gia đình nổi tiếng nhất ở Trung Hoa Dân Quốc. Tống Mỹ Linh có chồng là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch nhưng bà lại không may mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, trong 2 thế hệ của họ Tống có 6 người bị ung thư. Theo thông tin công khai, cha của bà là Tống Gia Thụ bị ung thư dạ dày, mẹ của bà là Nghê Quế Trân, chị cả Tống Ái Linh và em trai Tống Tử Lương đều vì bệnh ung thư mà chết, chị gái thứ 2 Tống Khánh Linh bị bệnh ung thư gan và bệnh máu trắng.
Gia đình bà Tống Mỹ Linh có 6 người chết do bệnh ung thư.
Năm 2016, "Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ" (JAMA) đã công bố một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard phối hợp với các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Phần Lan. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có ít nhất 22 loại bệnh ung thư sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác giữa các thành viên trong gia đình.
Dưới đây là 5 loại bệnh ung thư dễ di truyền nhất:
1. Ung thư gan
Bác sĩ Vương Khiêm
Vương Khiêm, Phó khoa Phẫu thuật Gan mật của Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc) cho biết nếu cha mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan thì con cái cần phải được phòng ngừa đầu tiên. Bởi sự lây truyền của virus viêm gan B theo chiều dọc, rất dễ gây xu hướng cả gia đình mắc bệnh ung thư gan. Đặc biệt là những bà mẹ mang virus viêm gan B, con sau khi sinh có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.
Nhóm ung thư gan có nguy cơ cao là những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi mãn tính và xơ gan. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm gan cũng không nên hoảng sợ, miễn là bạn kiểm soát kịp thời, tích cực điều trị viêm gan và ngăn chặn quá trình phát triển của nó, điều này sẽ giúp tránh ung thư gan.
Trong cuộc sống hàng ngày, kiến nghị mọi người không nên uống rượu, chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và hợp vệ sinh, đặc biệt không ăn thực phẩm bị mốc. Nếu trong gia đình có bệnh nhân viêm gan, các thành viên trong gia đình nên được tiêm phòng, đồng thời không nên chia sẻ bộ đồ ăn để làm giảm lây truyền viêm gan.
2. Ung thư vú
Bác sĩ Trần Tú Xuân
Bác sĩ Trần Tú Xuân, trưởng Khoa Ung thư vú của Bệnh viện Ung thư Hà Nam cho biết, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Khi hai gen bị đột biến, chúng không thể sửa chữa lỗi và kiểm soát sự sinh sản của các tế bào xấu kịp thời, cuối cùng dẫn đến ung thư. Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 đến 8 lần so với người bình thường.
Khuyến cáo các nhóm có nguy cơ cao nên tiến hành tự kiểm tra thường xuyên và đến bệnh viện để kiểm tra thể chất mỗi năm một lần để phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Đồng thời, chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc… có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
3. Ung thư vòm họng
Bác sĩ Ngô Tuệ
Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có độ nhạy cảm, có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Bác sĩ Ngô Tuệ, phó Khoa Ung thư của Bệnh viện Ung thư Hà Nam nói: "Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có tính di truyền nhất định, nhưng di truyền không phải là yếu tố gây bệnh duy nhất. Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khu vực, gia đình và môi trường."
Cải thiện chức năng miễn dịch, phát triển các thói quen tốt chính là yếu tố phòng ngừa. Cố gắng không ăn thực phẩm quá nóng, tránh hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc. Những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư hoặc người già nên kiểm tra thể chất hàng năm và chú ý đến các tín hiệu nguy hiểm do cơ thể gửi đến, có thể giúp phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vòm họng.
4. Ung thư dạ dày
Bác sĩ Viên Long
Bác sĩ Viên Long, Phó khoa Phẫu thuật tổng quát của Bệnh viện Ung thư Hà Nam cho biết, ung thư dạ dày là bênh lý có liên quan tới gen. Theo cơ chế ung thư dạ dày bệnh học, xuất phát từ đột biến gen gây ra sự rối loạn trong chu kỳ phát triển bình thường của tế bào, từ đó dẫn đến sự phát triển các tế bào một cách quá mức, mất kiểm soát tạo thành khối u. Nguyên nhân phát sinh có thể kể đến: di truyền, hóa chất, tia phóng xạ, virus… do đó, ung thư dạ dày có thể di truyền được cho các thế hệ sau.
Trong số tất cả các bệnh nhân ung thư dạ dày, 10% có xu hướng di truyền gia đình rõ ràng, người thân của những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp 2 đến 3 lần so với những người khác.
Bác sĩ Viên Long nhắc nhở rằng vì các tổn thương sớm của ung thư dạ dày khuếch tán di truyền tương đối ẩn, cần phải nội soi dạ dày thường xuyên để phát hiện ung thư càng sớm càng tốt. Nếu có các triệu chứng như đau bụng trên, đầy bụng và sụt cân không rõ nguyên nhân thường xảy ra, bạn phải đến bệnh viện kịp thời.
5. Ung thư đại trực tràng
Bác sĩ Đặng Văn Anh
Bác sĩ Đặng Văn Anh, Trưởng của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ung thư Hà Nam , cho biết bản thân ung thư đại trực tràng không phải là bệnh di truyền hoàn toàn, nhưng vẫn có một phần di truyền nhất định. Nói cách khác, nếu một người lớn tuổi trong gia đình bị ung thư đại trực tràng, điều đó không có nghĩa là đứa trẻ cũng sẽ bị ung thư, nhưng trong cùng một môi trường sống, có nhiều khả năng phát triển ung thư hơn những người khác.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân trẻ mắc ung thư đại trực tràng, có liên quan rất lớn đến yếu tố di truyền. Mọi người nên chú ý quan sát xem có sự thay đổi trong thói quen đại tiện hay không và quan sát xem có bị táo bón, tăng số lượng đi đại tiện, có mủ và máu trong phân, đau bụng, đầy hơi hoặc tắc ruột hay không. Nếu các triệu chứng trên xảy ra, hãy đến bệnh viện để xét nghiệm máu trong phân, kiểm tra trực tràng kỹ thuật số và nội soi.
Ung thư di truyền không phải là khủng khiếp. Nếu bạn biết lịch sử di truyền của một loại ung thư trong gia đình, ngăn chặn nó càng sớm càng tốt.