Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ung thư dạ dày chủ yếu là do một số loại thực phẩm mà chúng ta hay ăn hàng ngày gây ra. Vậy những loại thực phẩm đó là gì?
Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào bên trong dạ dày, chủ yếu phát triển ở khu vực ngã ba dạ dày với thực quản. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ một phần dạ dày, thậm chí nặng hơn là tử vong.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lý, với những loại thực phẩm độc hại gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho tế bào ung thư hình thành và phát triển. Theo như nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, có 5 loại thực phẩm hàng đầu có thể gây ra ung thư dạ dày mà chúng ta cần tránh sử dụng. Vậy những loại thực phẩm đó bao gồm những gì?
1. Thực phẩm muối chua
Chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm quá mặn, ngâm chua như dưa muối, cà muối,... có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng muối nitrat cực kỳ cao, nếu ăn liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến lượng nitrat tích tụ trong cơ thể. Nitrat sẽ bị chuyển hóa thành nitrit, khi kết hợp với protein từ thực phẩm được cơ thể hấp thụ sẽ tạo thành nitrosamine - hoạt chất gây ung thư cực kỳ mạnh.
2. Thực phẩm bẩn ngoài vỉa hè
Một loại vi khuẩn đường tiêu hóa tên là H.Pylori được tìm thấy phổ biến trong các loại thực phẩm không hợp vệ sinh, được bán tràn lan ngoài vỉa hè và rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Khi vi khuẩn H.Pylori đi vào trong hệ tiêu hóa, chúng sẽ phát triển vô cùng nhanh chóng, làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng. Về lâu dài bệnh sẽ có thể phát triển mạnh hơn, tạo thành ung thư dạ dày, làm gia tăng nguy cơ tử vong.
3. Các loại thịt hun khói
Các loại thịt hun khói hiện nay như xúc xích, giăm bông, thịt ủ muối,... nếu như được cơ thể hấp thụ quá nhiều trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày tới 20% - dựa theo một phân tích của Trusted Source vào năm 2018.
Các hợp chất được hình thành trong quá trình nấu và chế biến ở nhiệt độ cao có thể gây tổn thương tế bào. Điều này có thể bắt đầu sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, hấp thụ nhiều loại thịt đã chế biến sẵn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính khác nhau, bao gồm cả ung thư dạ dày.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn nguồn gốc công nghiệp, được đóng hộp như bánh kẹo, đồ ăn liền đóng gói, đồ ăn vặt,... có hàm lượng đường fructose cao, cùng với đó là các chất điều vị, chất làm ngọt nhân tạo và chất làm đặc. Chế độ ăn hàng ngày sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tích tụ đáng kể các hóa chất bên trong dạ dày. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày.
5. Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng hay còn được biết đến với tên gọi là thực phẩm bổ sung (Food Supplement), là những loại thực phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén, bột, chất lỏng, gel,... giúp bổ sung vitamin và nhiều loại khoáng chất cho cơ thể. Những loại thực phẩm chức năng tuy không thể thay thế được các loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày, nhưng nó lại rất cần thiết đối với những người cần bổ sung nhiều hơn các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, ví dụ như vận động viên, phụ nữ mang thai, người mới phẫu thuật, những người gặp phải vấn đề tiêu hóa,....
Tuy mục đích tạo ra thực phẩm chức năng là hữu ích, nhưng nếu lạm dụng chúng sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Những loại thực phẩm này đã trải qua quá trình chế biến nghiêm ngặt, cô đặc nhiều loại hóa chất và các thành phần dinh dưỡng bên trong. Từ đó chúng có thể gây ra nhiều gánh nặng lên gan, thận, hệ tim mạch và dạ dày, nhất là đối với những đối tượng có sức khỏe không tốt, mắc nhiều bệnh lý nền.
Mặc dù vẫn còn nhiều điều cần phải tìm hiểu liên quan đến cách mà chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự khởi phát và phát triển của bệnh ung thư dạ dày. Thế nhưng việc hạn chế hoặc tránh xa những thực phẩm có hại và thay đổi thói quen ăn uống có thể sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nói chung và giảm nguy cơ mắc bệnh.