5 thực phẩm có độc tính cao nên vứt càng sớm càng tốt, nhiều người cố giữ dùng sau phải hối hận

MINH MINH - Ngày 18/01/2024 16:17 PM (GMT+7)

Một số loại thực phẩm khi để quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng hư hỏng, chứa độc tố, mọi người nên vứt bỏ ngay.

Người xưa có câu “thực phẩm là thuốc tự nhiên” để ca ngợi tầm quan trọng của các loại thực phẩm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và biến chất thành độc tính, gây nguy hiểm cho người ăn. 

Do đó, nếu thấy trong nhà có 5 loại thực phẩm sau, tốt nhất bạn nên vứt đi ngay, đừng vì tiếc của mà làm tổn hại chính mình và gia đình. 

1. Khoai lang đốm đen

Đốm đen trên khoai lang thường do để quá lâu, bảo quản không đúng cách khiến vỏ khoai lang chuyển sang màu nâu hoặc đốm đen mà khoa học gọi là bệnh đốm đen.

Khoai lang bị bệnh đốm đen sẽ bài tiết ra chất độc có chứa fentanone và fentonol, có thể gây ngộ độc sau khi ăn. 

Nếu khoai lang mới bị đốm đen, bạn có thể loại bỏ và ăn nhưng nếu đốm đen đã lớn và có dấu hiệu khô teo, bạn nên vứt ngay.

Khoai lang có đốm đen có thể chứa độc tố. (Ảnh minh họa)

Khoai lang có đốm đen có thể chứa độc tố. (Ảnh minh họa)

2. Bắp cải thối

Bắp cải là loại rau mà nhiều gia đình hay ăn nhưng có bao giờ bạn thấy trên bắp cải có những đốm đen? Nhiều người khi thấy vậy thường chỉ loại bỏ phần đen và tiếp tục ăn phần còn lại.

Tuy nhiên, những đốm đen trên bắp cải thực chất là nấm mốc do bảo quản không đúng cách, trong đó nitrat bị chuyển hóa thành nitrit độc hại. Nitrit là một chất oxy hóa mạnh, sau khi vào cơ thể có thể oxy hóa huyết sắc tố có hàm lượng sắt thấp trong máu thành methemoglobin, gây ra tình trạng thiếu oxy mô, chóng mặt, buồn nôn, khó thở...

Ăn bắp cải bị thối đen không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3. Khoai tây mọc mầm và chuyển sang màu xanh

Khoai tây mọc mầm không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Khoai tây mọc mầm không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Khi khoai tây nảy mầm và chuyển sang màu xanh, hàm lượng solanine xung quanh lỗ mầm tăng đáng kể, gấp hơn 50 lần so với mức thông thường, vượt giới hạn an toàn, nếu ăn phải sẽ ngộ độc.

Đối với khoai tây mới nảy mầm, nếu bạn muốn ăn thì phải cắt bỏ phần mầm vào sâu ít nhất 1cm để lượng solanine dư thừa đã thẩm thấu có thể bị loại ra ngoài. 

Với khoai tây đã nảy nhiều mầm và dần khô héo thì tốt nhất không nên ăn, độc tố không chỉ cao mà dinh dưỡng cũng chẳng còn. 

4. Quả bị mốc

Nhiều loại trái cây nếu không được bảo quản đúng cách, nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở, dẫn đến thối rữa, mọc lông hoặc đốm, từ đó sản sinh một lượng lớn aflatoxin. 

Nhiều người chỉ đơn giản là loại bỏ những phần hư hỏng này và ăn tiếp. Tuy nhiên nấm mốc đã ăn sâu vào toàn bộ quả, do đó vẫn nên vứt đi. 

5. Các loại hạt có mùi khác lạ

Nhiều loại hạt tốt cho sức khỏe nhưng không nên dùng nếu có dấu hiệu lạ. (Ảnh minh họa)

Nhiều loại hạt tốt cho sức khỏe nhưng không nên dùng nếu có dấu hiệu lạ. (Ảnh minh họa)

Các loại hạt sau khi bảo quản lâu ngày sẽ xuất hiện mùi lạ chứng tỏ đã bị hư hỏng, ăn vào không tốt cho cơ thể nên chúng ta phải kiên quyết vứt bỏ.

8 thực phẩm ăn cùng cải thảo giúp phòng đột tử trong mùa đông, đào thải độc tố để da bớt khô nẻ
Cải thảo là loại rau ngon và bổ dưỡng có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác thành món ăn ngon, tốt cho sức khỏe mùa đông.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Voice