Cải thảo là loại rau ngon và bổ dưỡng có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác thành món ăn ngon, tốt cho sức khỏe mùa đông.
Trong những ngày lạnh giá, cải thảo là loại rau rất được ưa chuộng vì giòn ngọt. Không chỉ ngon mà đây còn là loại rau bổ dưỡng giúp tăng dương khí, điều hòa khí, làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc. Thậm chí, cải thảo còn được Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đánh giá hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chỉ đứng thứ 2 sau cải xoong.
Tuy nhiên đây cũng là loại rau thường xuyên bị mang tiếng xấu khi từng có thông tin rằng nó dễ bị ngâm formaldehyde nhất, vì cải thảo không dễ trồng, hơn nữa lại giòn và dễ héo, việc phun formaldehyde vào sẽ giúp rau tươi ngon lâu hơn. Formaldehyde là một chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi)... mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.
Rau cải thảo có nhiều tác dụng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng chỉ cần bạn chọn rau mua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng rau đảm bảo thì hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng những lợi ích tốt của nó. Đặc biệt vào mùa lạnh nếu biết kết hợp cải thảo với những thực phẩm khác sẽ càng tăng thêm hiệu quả, cải thiện sức khỏe và phòng bệnh.
1. Cải thảo + tôm
Cải thảo rất giàu vitamin C, tôm có nhiều protein, canxi và phốt pho. Ăn chung hai thứ này có tác dụng thanh nhiệt khô, bổ thận cường dương, dưỡng âm thanh phổi, kiện tỳ ngon miệng, dùng thường xuyên có thể ngăn ngừa táo bón, trĩ, xơ cứng động mạch, u đại tràng và còn có tác dụng tốt cho tim mạch.
2. Cải thảo + thịt lợn
Thịt lợn có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ âm, dưỡng ẩm cho da khô, cải thảo chứa nhiều vitamin và kẽm, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Thịt nạc xào cải thảo không chỉ cung cấp protein cho cơ thể mà còn giúp tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai và độ bóng của da, ngăn ngừa da khô, nứt nẻ và thô ráp.
Đây cũng là món mà những người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, viêm dạ dày mãn tính… nên thường xuyên ăn. Hơn nữa, ăn cải thảo với thịt không chỉ làm tăng hương vị thơm ngon mà còn làm giảm các chất giống nitrit trong thịt, đồng thời giảm sản xuất amin nitrit gây ung thư.
3. Cải thảo + thịt bò
Cải thảo có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm tạo thành món ngon. (Ảnh minh họa)
Sự kết hợp giữa thịt và rau này sẽ bổ sung cho nhau, tạo thành món ăn có dinh dưỡng toàn diện, có tác dụng kiện tỳ, ngon miệng, đặc biệt thích hợp cho người suy nhược cơ thể và ho do nhiệt phổi. Đồng thời, thịt bò giàu protein và các chất dinh dưỡng khác, giúp bồi bổ lá lách, dạ dày, bổ sung tinh huyết, cải thảo giàu chất xơ thô, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
4. Cải thảo + giá đỗ
Ăn cả hai cùng nhau có thể làm giảm sự tích tụ axit lactic trong cơ thể, loại bỏ mệt mỏi và có vai trò ngăn ngừa ung thư trực tràng và các khối u ác tính khác của đường tiêu hóa.
5. Cải thảo + giấm
Món cải thảo xào thêm giấm có thể làm mềm và giãn mạch máu, giảm huyết áp, ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ điều trị cảm lạnh và tiêu diệt nhiều loại vi trùng khác nhau. Cách làm món ăn này rất đơn giản chỉ cần thái cải thảo, cho hành lá, gừng lát, một ít tiêu và một ít dầu thực vật vào nồi, sau đó xịt nhanh giấm vào xào.
6. Cải thảo + đậu phụ
Đậu phụ chứa 40% đến 60% protein, khả năng hấp thụ và tiêu hóa có thể đạt hơn 90%, chỉ chứa stirysterol và không có cholesterol. Dưới tác dụng của cải thảo không chỉ thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin B mà còn làm tăng canxi và lysine, có lợi cho việc củng cố xương và gân, ngăn ngừa loãng xương. Cải thảo và đậu phụ rất thích thích hợp với những người khó đại tiện, đau họng, viêm phế quản.
7. Cải thảo + khoai tây
Khoai tây chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, phốt pho, kali, dưới tác dụng của cải thảocó thể bồi bổ lá lách và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm và tạo điều kiện đào thải các chất thải có thể gây ung thư từ đường tiêu hóa..
8. Cải thảo + cá chép
Ăn cải thảo và cá chép cùng nhau có thể bổ sung một lượng lớn protein, carbohydrate, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, là thực phẩm bổ trợ cho bà bầu bị phù thũng.
Những lưu ý khi ăn cải thảo
Khi mua cải thảo về không nên ngâm rửa quá lâu trong nước, nên rửa sạch trước mới cắt nhỏ và cho vào nấu ngay. Khi nấu cũng không nên cho quá nhiều nước và nấu lâu. Theo nghiên cứu, sau 5 đến 10 phút nấu chín là hợp lý, tỷ lệ giữ được vitamin C trong cải thảo là khoảng 64%, vitamin B là 80% và carotene là 88%.
Nếu rau được cắt nhỏ và trụng trong nước sôi, sau đó ép lấy nước thì tỷ lệ thất thoát vitamin C sẽ lên tới 90% đến 100%. Vì vậy, khi nấu cải thảo không nên sử dụng các phương pháp như chần, chần rồi ép lấy nước.
Ngoài ra, cải thảo sau khi nấu chín nên ăn ngay, không để qua đêm vì có chứa nitrat, nếu để lâu sẽ xảy ra phản ứng hóa học dưới tác động của một số vi khuẩn và bị khử thành nitrit có hại cho cơ thể con người. Tiêu thụ quá nhiều nitrit sẽ khiến huyết sắc tố mất khả năng vận chuyển oxy, khiến cơ thể bị thiếu oxy.
Theo nghiên cứu hiện đại, cải thảo có chứa một lượng nhỏ chất có thể gây bướu cổ, cản trở việc tuyến giáp sử dụng khoáng chất iốt thiết yếu. Do đó, không nên ăn quá nhiều và chú ý bổ sung đủ muối iốt.