Tỏi được coi như là thuốc kháng sinh trong tự nhiên nhưng nếu sử dụng sai thì cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Tỏi vốn được coi như một loại thuốc tự nhiên có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp giảm cholesterol, giảm đường máu, giảm huyết áp, chống viêm,…
Tuy tỏi có chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng phải dùng đúng cách mới có thể phát huy được hiệu quả. Nếu không bạn thậm chí có thể phải nhận những kết quả không như mong muốn.
Dưới đây là những điều cấm kỵ khi dùng tỏi nếu bạn không muốn bị phản tác dụng.
#1. Không nấu tỏi ở nhiệt độ cao
Bạn có thể cho tỏi làm gia vị trong nấu nướng nhưng nếu nấu chín tỏi thì sẽ phá hủy các thành phần hoạt tính của tỏi là allicin. Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn. Khi tỏi bị nấu chín sẽ phá hủy đi allicin, làm giảm tác dụng của tỏi.
#2. Không dùng tỏi dạng nén
Vì không thích mùi tỏi nên một số người đã uống viên thuốc tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho dùng tỏi tự nhiên. Tuy nhiên cách ăn tỏi này không thực sự hiệu quả. Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với việc ăn tỏi tự nhiên.
Các khí phốt pho có mùi biến mất khi tỏi được sấy khô, chế biến hoặc nấu chín. Tỏi được sấy khô vẫn giữ được đặc tính chống oxy hóa nhưng không có tác dụng nhiều như tỏi tươi. Tỏi sống có tác dụng như dùng penicillin trong nhiều trường hợp. Nếu không thích vị tỏi bạn có thể ăn kèm với mật ong.
#3. Không dùng tỏi bị già
Hãy chắc chắn những tép tỏi bạn dùng còn tươi và không bị cất trữ quá lâu. Tỏi tươi thường có một lá xanh bên trong sẽ phát huy được tối đa tác dụng hơn tỏi già. Tuy nhiên cũng lưu ý đừng chọn tỏi quá non vì sẽ không đạt được hiệu quả cao.
#4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Một nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột.
Vì thế nếu bạn có ý định áp dụng phương pháp ăn tỏi vào buổi sáng thì nên xem xét lại hoặc bắt đầu với một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể.
#5. Không dùng tỏi cho người huyết áp thấp
Tỏi có thể làm giảm huyết áp nên nếu bạn bị huyết áp thấp thì nên tránh ăn tỏi vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
#6. Không ăn tỏi khi gặp vấn đề về gan
Tỏi là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, virut nên nhiều người mắc bệnh về gan cho rằng ăn tỏi là an toàn. Thực tế nếu bạn gặp vấn đề về gan thì không nên ăn vì tỏi có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh gan.
#7. Không ăn tỏi khi có bệnh về dạ dày
Tỏi có thể làm giảm lượng acid trong dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn. Ngoài ra khi đang uống thuốc chữa bệnh dạ dày mà ăn tỏi sẽ gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.
#8. Không ăn tỏi khi dùng thuốc chống đông máu
Tỏi là thuốc chống đông tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa máu đông, đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên khi tỏi được tiêu thụ cùng với các loại thuốc chống đông máu khác sẽ khiến máu lưu thông quá nhanh.