Quả nho có nhiều màu sắc khác nhau, vậy quả màu gì là tốt nhất?
Quả nho hay còn được gọi là quả bồ đào là một trong những loại cây ăn quả lâu đời nhất trên thế giới. Nho được mệnh danh là "thần trái cây", và cùng với táo, cam (quýt), chuối, chúng được ví như bốn loại trái cây chính trên thế giới.
Nho rất giàu giá trị dinh dưỡng và được sử dụng đa dạng, từ ăn tươi tới làm nho khô, rượu vang, dầu hạt nho, mứt nho... Quả nho có nhiều màu sắc, mỗi màu sắc khác nhau sẽ có tác dụng và chức năng khác nhau mà không phải ai cũng biết.
Nho là quả được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh minh họa).
Cuốn sách "Nam dược liệu Vân Nam" nói rằng có ba loại màu nho phổ biến là đỏ thẫm (hay tím đậm), đen và xanh lục. Một số nơi khác phân ra bốn nhóm màu nho: Xanh, đỏ, tím, đen. Tác dụng của các màu nho khác nhau này đối với con người cũng khác nhau.
Phân loại nho dựa trên thành phần dinh dưỡng:
Nho tím rất giàu vitamin E, anthocyanin và flavonoid - những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tốt trong việc chống lại và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giúp loại bỏ mệt mỏi và cải thiện trạng thái tinh thần. Loại quả này rất thích hợp cho những người thường xuyên thức khuya và cảm thấy mệt mỏi, hay những người có vấn đề về da mặt. Nhờ thế, quả này đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa, không chỉ có thể làm giảm sự hình thành các nếp nhăn trên da mà còn làm giảm sự suy giảm thị lực ở người già.
Nho đỏ chứa enzyme đảo ngược, có thể bảo vệ tim thông qua việc làm chậm quá trình tích tụ cholesterol trên thành động mạch, làm mềm mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, ngăn ngừa huyết khối. Ăn nho đỏ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não rất tốt, bệnh nhân tim mạch nên ăn nhiều.
Nho đen có hàm lượng kali, magie, canxi và các khoáng chất cao hơn các loại nho có màu khác. Phần lớn các ion khoáng chất tồn tại ở dạng muối axit hữu cơ, có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng ion của cơ thể. Ăn nho đen có thể giúp chống mệt mỏi hiệu quả, thường xuyên ăn sẽ có lợi rất lớn đối với chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi và các bệnh khác của con người.
Nho xanh khi còn non có màu xanh lục, khi chín có màu trắng xanh. Loại này có thể dưỡng khí phổi, có tác dụng làm ẩm phổi, thích hợp cho người ho, bệnh đường hô hấp, sắc mặt kém. Nho xanh rất giàu các loại chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ khí huyết, thư giãn cơ bắp, hoạt kinh, thúc đẩy khí huyết lưu thông, duy trì sức khỏe dẻo dai. Ngoài ra, nho xanh còn rất giàu vitamin C giúp làm trắng da và chống lão hóa, giúp da tươi trẻ và đàn hồi hơn. Thường xuyên ăn nho xanh rất hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe của làn da.
Tác dụng của việc ăn nho
Quả nho nhìn chung có hai hương vị chính là chua và ngọt có thể giúp giải tỏa lo lắng, điều hòa khí huyết, làm giảm khí trệ ở gan.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thực phẩm của Anh, thêm khoảng hai cốc nho vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tăng mức độ gen chống oxy hóa và kéo dài tuổi thọ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột được cho ăn theo chế độ ăn nhiều chất béo kiểu phương Tây đã làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh tự miễn dịch và bệnh Alzheimer. Việc bổ sung nho vào chế độ ăn của chúng đã làm chậm thời điểm chết tự nhiên của chuột.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra việc bổ sung nho vào chế độ ăn của chuột đã làm thay đổi biểu hiện gen trong não của chúng. Tiêu thụ nho có tác động tích cực đến các hành vi và nhận thức bị suy giảm do tiêu thụ chế độ ăn nhiều chất béo. Đồng thời, nho cũng có thể cải thiện chức năng của các tế bào thần kinh, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc ăn nho thường xuyên có thể chống lại tác dụng của đồ ăn vặt. "Siêu thực phẩm" ngon ngọt này góp phần giúp loại bỏ chất béo và đường tinh chế từ thực phẩm chế biến.
Các nhà khoa học tại Đại học Western New England, nhóm thực hiện nghiên cứu này, cho biết những phát hiện này là "đáng ngạc nhiên".
Nho có màu sắc đa dạng. (Ảnh minh họa).
Ai không nên ăn nho?
Người bị tiểu đường, táo bón, tỳ vị hư nhược không nên ăn nhiều nho, càng không nên ăn cùng hải sản, cá, củ cải, tetracycline. Người uống nhân sâm không nên ăn nho.
Nho có thể bổ sung vitamin. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên ăn ít lại, vì ăn quá nhiều đồ chua có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Ngoài ra trong nho có hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nước ối trong bụng.
Rửa nho đúng cách?
Khi rửa nho, đầu tiên bạn loại bỏ những quả nho bị thối, dùng kéo cắt thật kỹ phần tiếp giáp giữa cuống nho và quả.
Cho nho vào chậu, thêm một ít nước, bóp một ít kem đánh răng vào tay, chà hai tay vào nhau rồi nhẹ nhàng rửa sạch nho.
Đổ bỏ nước bẩn và rửa lại bằng nước sạch.
Xả lại với nước cho đến khi không còn bọt, sau khi xả cho qua rây để ráo nước, sau đó dùng 1 đĩa phẳng, trải khăn sạch, đổ nho vào.