Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc và cũng là vị thuốc để trị bệnh. Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Tuy lành tính, không độc hại, nhưng rau răm lại có tác dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số tác hại của rau răm khi dùng không đúng
Theo các bác sĩ đông y, khi ăn các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Tuy nhiên, đối với cả nam và nữ nếu thường xuyên ăn rau răm, và ăn số lượng nhiều có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
- Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
- Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.
Công dụng chữa bệnh của rau răm
- Chữa đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
- Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
- Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
- Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Những món ăn nên ăn kèm rau răm - Trướng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn. - Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa. - Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh. - Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụng tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị. - Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi. - Bún thang Hà Nội: Thêm rau răm tạo mùi hấp dẫn - Canh thịt bò: Tăng khẩu vị. - Món gỏi: Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực. |