Ăn thịt kiểu này dù có nấu chín cũng thành hại, còn dễ sinh chất gây ung thư

MINH MINH - Ngày 10/06/2021 09:27 AM (GMT+7)

Những sở thích ăn thịt này của nhiều người có thể mang lại rủi ro bệnh tật, nguy hiểm nhất là nguy cơ ung thư.

Thịt là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của mọi nhà. Thịt có hương vị ngon, là một nguồn tuyệt vời cung cấp protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Tuy nhiên, ăn thịt kiểu này lại có thể gây hại cho sức khỏe nhiều hơn có lợi, cho dù bạn có nấu chín thịt.

1. Ăn thịt nướng 

Ăn thịt kiểu này dù có nấu chín cũng thành hại, còn dễ sinh chất gây ung thư - 1

Thịt nướng được rất nhiều người thích nhưng thật không may, phương pháp nấu ăn này thường dẫn đến việc sản sinh ra các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.

Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, chất béo sẽ tan chảy và nhỏ giọt lên vỉ nướng hoặc bề mặt nấu nướng. Điều này tạo ra các hợp chất độc hại được gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) có thể bốc lên và ngấm vào thịt. PAH có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hạn chế được việc nhỏ giọt chất béo này có thể làm giảm sự hình thành PAH lên đến 89%.

Ngoài sản sinh ra PAH, thịt khi nướng còn thúc đẩy sự hình thành các hợp chất được gọi là AGEs. Chúng được tạo ra trong cơ thể do phản ứng hóa học xảy ra giữa đường và protein. Chúng cũng có thể hình thành trong thực phẩm trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Một nghiên cứu cho thấy thịt bò nướng có hàm lượng AGEs cao hơn so với thịt bò nấu bằng các phương pháp khác. 

AGEs có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, bệnh thận và lão hóa da.

2. Ăn thịt chiên ngập dầu

Ăn thịt kiểu này dù có nấu chín cũng thành hại, còn dễ sinh chất gây ung thư - 2

Những món chiên giòn như gà rán, khoai tây chiên được rất nhiều người yêu thích lại tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe mà bạn không thể ngờ.

Thực phẩm chiên rán có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin y tế WebMD, tiến sĩ Leah Cahill, trợ lý giáo sư tại Đại học Dalhousie, giải thích: "Thực phẩm chiên rán có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh này thông qua một số yếu tố nguy cơ chính: béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao. Bởi quá trình chiên rán làm thay đổi chất lượng và tăng hàm lượng calo của thực phẩm".

Quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao cũng tạo ra một chất hóa học gọi là acrylamide - đã được phát hiện là có thể gây ung thư ở động vật.

Tiến sĩ Cahill cũng cho biết rằng thực phẩm chiên tại nhà là một lựa chọn tốt hơn so với các món chiên mang về từ quán ăn, nhà hàng vì bạn có thể kiểm soát loại dầu sử dụng. Bạn có thể giảm thiểu tác hại của việc chiên ngập dầu bằng cách luôn sử dụng dầu mới và thấm bớt dầu thừa từ thực phẩm chiên trước khi ăn. 

3. Nấu thịt tái

Ăn thịt kiểu này dù có nấu chín cũng thành hại, còn dễ sinh chất gây ung thư - 3

Nhiều người Việt có sở thích ăn thịt bò tái trong món bún phở. Tuy nhiên đi kèm với hương vị thơm ngon là nguy cơ rủi ro đến sức khỏe chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc có thể do một số vi khuẩn có hại gây ra như vi khuẩn Salmonella, Campylobacter và Clostridium perfringens có thể được tìm thấy trong thịt, trứng sống hoặc nấu chưa chín. E. coli có thể nhiễm vào thịt bò sống, đặc biệt là thịt xay.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Trẻ nhỏ, người già và những người có hệ thống miễn dịch kém có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất nên ăn thịt chín. 

Ngoài 3 cách ăn thịt trên, khâu chế biến thịt cũng rất quan trọng, nếu không cẩn thận cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Rửa thịt trong bồn rửa

Video giải thích lý do tại sao bạn không nên rửa thịt gia cầm. Nguồn: CDC Mỹ

Nhiều người khi nấu ăn tại nhà có thói quen rửa sạch thịt sống vì cho rằng làm vậy sẽ rửa sạch vi khuẩn có hại trên thịt. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp của Mỹ (USDA) giải thích việc làm này không cần thiết và nguy hiểm. Thực tế, nếu thịt bị nhiễm vi khuẩn như E. coli, rửa nó dưới vòi nước chỉ làm lây lan vi khuẩn này sang bồn rửa, thậm chí sang cả bàn bếp, sàn và tường nếu nước bắn vào.

Điều này làm tăng khả năng lây nhiễm chéo và bạn cần phải khử trùng kỹ lưỡng bồn rửa cùng khu vực xung quanh.

Hơn nữa, rửa thịt đã nhiễm khuẩn cũng không diệt được vi khuẩn, bất kỳ mầm bệnh nào đã có trên thịt sẽ được tìm thấy ở toàn bộ thịt, không chỉ trên bề mặt. Bạn vẫn cần nấu thịt ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại.

Rã đông thịt trên bàn bếp

Ăn thịt kiểu này dù có nấu chín cũng thành hại, còn dễ sinh chất gây ung thư - 4

Không ít người có thói quen rã đông thịt bằng cách để thịt ngay trên bàn bếp suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi băng giá tan hết. Đây là cách không hề an toàn.

Theo USDA, mặc dù phần giữa của thịt có thể vẫn bị đóng băng nhưng lớp bên ngoài của thực phẩm có thể đã trở thành "vùng nguy hiểm", là nơi vi khuẩn sinh sôi. Rã đông thịt trong nước nóng cũng nguy hiểm tương tự. 

USDA đề xuất ba phương pháp an toàn để rã đông thịt hoặc hải sản đông lạnh:

- Rã đông trong tủ lạnh là lựa chọn an toàn nhất nhưng chậm nhất. Có thể mất một ngày hoặc hơn để rã đông thịt, nhưng thịt sẽ vẫn ở dưới 40°F (4,4 độ C).

- Nếu không có thời gian, bạn có thể cho thịt vào túi và ngâm trong bồn đầy nước lạnh. Nên thay nước sau mỗi 30 phút để đảm bảo nước không quá ấm.

- Rã đông trong lò vi sóng cũng là một lựa chọn an toàn. Nếu bạn không còn thời gian, có thể trực tiếp nấu luôn mà không cần rã đông nhưng thời gian nấu sẽ tăng lên khoảng 50% và hương vị hoặc kết cấu có thể không còn ngon. 

2 loại thịt có hại nhất, dễ gây ung thư nếu lạm dụng, riêng 1 loại càng ăn càng bổ
Nhiều người có sở thích ăn thịt và quả thực hương vị của thịt cũng rất hấp dẫn khi chế biến thành các món chiên, xào, nướng,.... Dù thịt thơm ngon...
MINH MINH (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác