Sai lầm khi ăn thịt lợn vừa mất sạch chất lại hỏng người và nguyên tắc "3 không" cần nhớ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/12/2020 06:00 AM (GMT+7)

Người Việt hiện nay đang ăn nhiều thịt nhưng lại ăn không đúng cách gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra số lượng rau ăn lại quá ít cũng làm cho cơ thể vận hành không được trơn tru.

Xem thêm: Cách rã đông thịt không bị hỏng, mất chất

Nghịch lý trên mâm cơm người Việt hàng ngày

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng, phụ trách chuyên môn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, trong bữa cơm của người Việt đang có một nghịch lý đó là thịt quá nhiều, còn rau lại ít. 

PGS Ninh cho rằng, so với cách đây 30 năm, lượng thịt tiêu thụ của người Việt tăng gấp 6 lần, trong khi lượng rau xanh lại chỉ đạt một nửa so với khuyến nghị. Theo đó, mức tiêu thụ thịt trung bình mỗi người Việt tăng nhanh trong 19 năm qua, từ 8,15kg thịt heo lên 32,77kg một năm, thịt bò từ 1,69kg lên 11,92kg một năm.

Sai lầm khi ăn thịt lợn vừa mất sạch chất lại hỏng người và nguyên tắc amp;#34;3 khôngamp;#34; cần nhớ - 1

PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết trên mâm cơm người Việt có một nghịch lý là có quá nhiều thịt, nhưng rất ít rau.

Người Việt ăn thịt nhiều nhưng với cá thì người Việt lại đang ăn ít hơn, mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ăn nhiều cá tốt cho sức khỏe. Đối với lượng trứng và sữa, mức tiêu thụ so với 30 năm trước cũng tăng lên gấp 20 lần nhưng đối tượng sử dụng chủ yếu tập trung ở người già, trẻ nhỏ.

Từ những phân tích trên, PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết theo thông kê từ Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, thịt lợn chiếm tới 65%-70% trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm 15%-20%, số còn lại là thịt bò và thủy hải sản.

Sai lầm khi ăn thịt lợn nhiều người mắc phải

Mặc dù thịt lợn chiếm tới 65%-70% trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình người Việt nhưng nhiều gia đình đang mắc phải những sai lầm khi lựa chọn, cũng như chế biến thịt lợn.

PGS Ninh cho biết nhiều người hiện nay thích ăn quá nhiều thịt mỡ vì cho rằng, mỡ lợn cung cấp nhiều chất cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì phần nhiều chất dinh dưỡng nhất lại là thịt nạc.

“Thịt mỡ vốn chứa nhiều axit béo, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng mỡ trong cơ thể. Về lâu dài, hàm lượng lipid trong máu tăng cao có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não”, PGS Ninh cảnh báo.

Sai lầm khi ăn thịt lợn vừa mất sạch chất lại hỏng người và nguyên tắc amp;#34;3 khôngamp;#34; cần nhớ - 2

Khi lựa chọn tốt nhất nên ăn thịt tươi thay vì thịt đông lạnh hay chế biến sẵn.

Một sai lầm khác mà nhiều gia đình gặp phải đó là ăn quá nhiều thịt, ăn ít rau trong các bữa chính. PGS Ninh cho biết nếu chỉ ăn thịt mà quên bổ sung chất xơ từ rau củ quả sẽ khiến cơ thể chứa nhiều protein, gây dư thừa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng.

Thích ăn thịt chiên rán, chế biến sẵn cũng là một thói quen xấu khi sử dụng thịt lợn vì những thực phẩm này ăn thường xuyên không hề tốt cho sức khỏe, đó là chưa kể thịt chế biến sẵn còn có chất bảo quản. “Tốt nhất nên lựa chọn thịt tươi và thay vì chế biến theo kiểu chiên rán, hãy hấp và luộc vì giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, hạn chế việc dư thừa mỡ”, PGS Ninh khuyến cáo.

Hiện nay với điều kiện bảo quản tốt, đặc biệt là bảo quản lạnh nên nhiều gia đình lựa chọn bảo quản thịt lợn bằng cách cấp đông ăn dần. PGS Ninh cho biết khi lấy thịt ra khỏi tủ cấp đông rất nhiều người rã đông bằng cách cho vào nước để nhanh tan, đây là một sai lầm. 

“Việc làm này khiến vi khuẩn xâm nhập nhanh, làm hao hụt chất dinh dưỡng trong thịt. Tốt nhất hãy bọc một túi nilon quanh miếng thịt trước khi rã đông hoặc bảo quản thịt trong ngăn mát, không nên thả trực tiếp vào chậu nước để rã đông”, PGS Ninh khuyên.

Sai lầm khi ăn thịt lợn vừa mất sạch chất lại hỏng người và nguyên tắc amp;#34;3 khôngamp;#34; cần nhớ - 3

Chế biến thịt lợn tốt nhất nên hấp hoặc luộc.

Ăn thịt làm sao cho hợp lý?

PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của con người, nó có vai trò quan trọng khi cung cấp protein để cấu trúc tế bào, mô, cơ bắp, tạo ra hormone và enzyme cho cơ thể. 

Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng ăn quá nhiều thịt mà nên xen kẽ vào mỗi bữa ăn, mỗi ngày và nên thay đổi các loại thịt và thực phẩm khác nhau để đa dạng bữa ăn. 

Theo khuyến cáo của Anh và Mỹ, lượng thịt khuyên dùng tối đa cho người trưởng thành là 70 gram/ngày hoặc 500 gram mỗi tuần đối với thịt đã nấu chín. Bên cạnh đó, cần tăng cường rau củ, hạt trong bữa ăn. Trong đó, đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư và điều hòa cholesterol tốt.

PGS Ninh khuyên khi ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không: 

- Không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, 

- Không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết như: nội tạng, phao câu... 

- Hạn chế ăn da, đặc biệt là da gà, vịt, heo.

Ngoài ra, khi lựa chọn nên mua ở nơi có uy tín, được kiểm định rõ ràng, không chế biến ở nhiệt độ quá cao, hạn chế đồ chế biến sẵn, khi ăn nên kết hợp với rau xanh, nên hấp, luộc thịt thay vì chiên rán…

Thói quen quá nhiều người mắc khi chế biến thịt lợn này cần bỏ ngay kẻo thành chất độc
Thịt lợn là món ăn phổ biến, tốt cho sức khỏe nhưng nếu chế biến thịt lợn sai cách sẽ vô tình biến nó này thành một "chất độc", gây hại đến sức khỏe.
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh