Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn

HÀ VŨ. - Ngày 28/03/2021 19:00 PM (GMT+7)

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ mắc các bệnh về dạ dày, sự xuất hiện của bệnh dạ dày chủ yếu là do ăn uống không điều độ và thói quen sinh hoạt không tốt.

Viện sĩ Lý năm nay 81 tuổi, cựu bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân Hàng Châu, Trung Quốc là một bác sĩ lão thành với 60 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tuy hiện nay ông đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tham gia truyền dạy kinh nghiệm và kiến thức y khoa cho các thế hệ bác sĩ trẻ.

Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn - 1

Viện sĩ Lý 

Viện sĩ Lý nhắc nhở: Từ bỏ 3 thói quen này, dạ dày sẽ khỏe hơn mỗi ngày

1. Bỏ bữa sáng

Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn - 2

Sau một đêm dài, dường như những chất dinh dưỡng được hấp thu vào đêm hôm trước đã cạn kiệt nên việc bổ sung dinh dưỡng để cơ thể bắt đầu ngày làm việc mới là vô cùng cần thiết. Nếu bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ không được đáp ứng đủ năng lượng để hoạt động nên cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, dần dần suy giảm hệ miễn dịch.

Nếu bạn bỏ đói dạ dày quá lâu, dạ dày sẽ co bóp liên tục để “biểu tình”, dịch vị tiết ra không đều đặn phá hủy các lớp niêm mạc dạ dày, gây bong tróc, tổn thương tạo nên các ổ viêm loét. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng bỏ bữa sáng cứ liên tục tiếp diễn sẽ có nguy cơ xuất huyết dạ dày, tổn thương nghiêm trọng không chỉ vùng niêm mạc mà còn có thể dẫn đến thủng dạ dày do bị dịch vị dạ dày bào mòn.

2. Thích ăn đồ cay

Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn - 3

Gia vị cay cũng có thể gây tổn thương dạ dày. Capsaicin trong ớt sẽ làm sưng tấy niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột. Đây chính là lý do mà ớt tạo ra cảm giác cay. Tuy nhiên, ở cường độ và hàm lượng cao, chất này sẽ khiến các niêm mạc dạ dày thực quản bị kích thích mạnh, có thể gây ra tổn thương.

Nó cũng làm trầm trọng hơn các dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản và các dấu hiệu của đau dạ dày. Vì thế bạn nên hạn chế dùng tiêu, ớt, chế phẩm từ ớt chế biến thức ăn để bảo vệ sức khỏe dạ dày.”

3. Hút thuốc và uống rượu quá mức

Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn - 4

Khi hút thuốc, nicotin vào cơ thể sẽ gây hại trực tiếp đến hệ thần kinh, kích thích bài tiết cortisol nội sinh gây tăng tiết acid dạ dày quá mức làm ăn mòn niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, nicotin cũng kích thích tế bào chính tăng bài tiết pepsinogen, sau khi tiếp xúc với acid HCl trong dạ dày, nó chuyển thành dạng hoạt động là pepsin. Pepsin cùng với acid dịch vị là 2 yếu tố tấn công mạnh, gây phá hủy lớp bicarbonat bảo vệ dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.

Rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả sau khi uống nhiều là bệnh nhân thấy bụng bị chướng, nóng rát trong bụng, hơi thở nóng, gấp gáp, đau thắt vùng thượng vị. Các triệu chứng ban đầu dễ bị người bệnh bỏ qua, tuy nhiên càng uống nhiều rượu bia, tổn thương tại dạ dày càng nặng và lâu dài có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm loét hay thậm chí ung thư dạ dày.

Những người có vấn đề về dạ dày thường có 6 triệu chứng

- Thường bị đau bụng và đầy hơi, tiêu chảy nhiều lần;

- Đắng miệng, khô môi, hôi miệng;

- Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân;

- Trào ngược axit dạ dày và ợ chua;

- Thường xuyên xì hơi và chướng bụng;

- Tay chân lạnh quanh năm, cơ thể dễ bị mệt mỏi;

Viện sĩ Lý chia sẻ 2 cách bảo vệ dạ dày

1. Một chén trà dưỡng dạ dày mỗi ngày

Bác sĩ có 60 năm nghiên cứu bệnh dạ dày: Bỏ 3 thói quen này, dạ dày càng khỏe hơn - 5

Ngoài việc ăn uống điều độ, muốn dạ dày khỏe mạnh, khuyên mọi người uống một chén trà dưỡng sinh mỗi ngày, không những có tác dụng bồi bổ tỳ vị mà còn có thể thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.

Cho một lượng gạo nếp đen đã rang chín, lá đinh lăng, quế hoa hãm với nước sôi, sau đó bỏ bã lấy nước để uống.

Gạo nếp đen: Có chứa nhiều anthocyanins, có tác dụng điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nó có thể tiếp thêm sinh lực cho ruột và dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch của con người.

Lá đinh lăng: Bồi bổ dạ dày, khử trùng và khử hôi miệng, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Quế hoa: Có thể làm giảm tiết axit dạ dày, giảm hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori, đồng thời làm hơi thở thơm tho.

2. Đến bệnh viện kiểm tra kịp thời nếu có những dấu hiệu của bệnh dạ dày

Nhiều người khi mắc bệnh dạ dày đã lựa chọn mua thuốc để uống, mặc dù các triệu chứng đau dạ dày thuyên giảm trong thời gian ngắn nhưng nếu bạn mù quáng sử dụng thuốc trong thời gian dài và không tìm ra nguyên nhân chính xác để giải quyết vấn đề về dạ dày, có thể sẽ trì hoãn việc điều trị tốt nhất, hậu quả khó lường. Do đó, khi cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

5 cặp đôi thực phẩm ăn vào buổi sáng có thể phá dạ dày, giảm hệ miễn dịch của trẻ
Các bậc cha mẹ nên hạn chế kết hợp những thực phẩm này với nhau khi cho con ăn sáng vì vừa không có chất lại hại sức khỏe.
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dạ dày