Trà xanh được coi là loại thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe con người, trà xanh giúp sống trường thọ, ngừa ung thư. Tuy nhiên nếu uống trà không đúng cách rất có thể biến thành trà độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Có 2 kiểu trà có thể phá hủy thận, làm tổn thương dạ dày và gây ung thư.
1. Trà đặc
- Phá hủy thận
Trà đặc có chứa nhiều florua, uống trà đặc thường xuyên có thể gây hại cho thận. Vì thận là cơ quan bài tiết chính của florua nên khi cơ thể thu nạp lượng florua lớn sẽ khiến lượng florua tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây ra chứng "nhiễm độc fluor dạng trà". Hầu hết mọi người đều quan niệm rằng, trà đặc có thể giúp giải rượu, nhưng trên thực tế sau khi uống rượu lại dùng trà đặc giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Vì chất theophylline trong trà có tác dụng lợi tiểu. Sau khi uống nhiều rượu, nếu rượu phân hủy quá muộn sẽ đi vào thận cùng với trà và gây hại cho thận.
- Đau bụng
Trà đậm đặc chứa quá nhiều caffein, theophylline,… sẽ kích thích thành của dạ dày và gây tăng tiết acid. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và tổn thương gây viêm nhiễm, xung huyết, phù nề, thậm chí có thể gây viêm loét dạ dày, bỏng thực quản. Khảo sát cho thấy khoảng 70% bệnh nhân viêm loét dạ dày thích uống trà đặc. Ngoài ra, chất cafein trong trà đậm cũng có thể khiến người ta nghiện, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
- Tổn thương mạch máu
Mạch máu của người già dễ vỡ, trà xanh nhạt rất tốt cho việc điều trị tăng huyết áp, nhưng trà đặc có thể gây hưng phấn não, cơ thể bồn chồn, mất ngủ, tim đập nhanh và các chứng khó chịu khác, từ đó sẽ làm tăng huyết áp. Ngoài ra, tác dụng kích thích của cafein có thể thúc đẩy tim đập nhanh, máu chảy và hơi thở đều nhanh hơn, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, đối với những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, điều nảy rất bất lợi. Uống trà đặc thường xuyên, đến một mức độ nào đó sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra các triệu chứng suy tim, rất dễ gây tử vong cho bệnh nhân tim mạch.
- Tàn phá xương
Trà đặc chứa nhiều caffein hơn, không chỉ có thể ức chế sự hấp thụ canxi ở tá tràng mà còn đẩy nhanh quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu. Do tác động kép là ức chế hấp thu và đẩy nhanh bài tiết nên cơ thể bị thiếu canxi, dễ dẫn đến mất canxi trong xương, lâu dần sẽ bị loãng xương, dễ gãy xương.
- Phá hủy giấc ngủ
Trà đặc có thể gây mất ngủ, chúng ta đều biết rằng trà có chứa 2% ~ 5% caffeine, và trà đặc chứa lượng caffeine cao hơn. Một tách trà đặc chứa khoảng 100 miligam caffein. Quá nhiều caffein có thể gây hưng phấn thần kinh quá mức và gây mất ngủ.
- Phá hủy dinh dưỡng
Trà đặc còn chứa nhiều axit tannic sẽ cản trở cơ thể hấp thu sắt, biểu hiện là thiếu máu do thiếu sắt. Chất này trong trà còn có thể kết hợp với protein và vitamin B1 trong thức ăn dẫn đến táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng uống trà quá nhiều sẽ làm tăng lượng nước tiểu và làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê và kali.
- Phá hủy tác dụng của thuốc
Chất tannin và theophylline trong trà cũng dễ bị biến đổi hóa học với các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc bổ máu có chứa sắt, các chế phẩm enzym và các loại thuốc khác. Chuyên gia y tế cho rằng, không nên uống trà trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.
Uống trà nhạt là tốt nhất. Nếu bạn là bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tim mạch và mạch máu não, cường giáp, sỏi thận, mất ngủ và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú thì không nên uống trà.
Như thế nào là trà đặc? Thông thường, nên cho 3 gam lá trà vào 150 ml nước, nếu vượt quá lượng này thì đó là trà đặc. Ngoài ra, bạn có thể đánh giá bằng phương pháp này: nước trà đặc có vị chát, màu vàng đậm và hơi đục, khi trà nguội sẽ nổi lên một lớp dầu trà.
2. Trà quá nóng
Uống trà nóng thường xuyên, tăng nguy cơ ung thư thực quản. Trà nóng đề cập đến mức độ nóng là trên 65°C. Uống nước đun sôi, trà, cà phê và súp trên nhiệt độ này đều có nguy cơ gây ung thư. Màng nhầy trên bề mặt thực quản rất mỏng, có thể bị đốt cháy ở nhiệt độ trên 65°C. Một số người thích uống trà mới pha, nhiệt độ thậm chí lên tới 80°C. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệt kê đồ uống nóng trên 65°C là chất gây ung thư loại 2A, và nước đun sôi, trà, cà phê và súp vượt quá nhiệt độ này đều được liệt kê ở đây.
Vết bỏng ở niêm mạc thực quản có thể tự phục hồi, nhưng nếu tình trạng bỏng niêm mạc diễn ra quá thường xuyên sẽ trở thành ung thư. Dù không để xảy ra ung thư thì khoang miệng, thực quản, dạ dày và các bộ phận khác chắc chắn sẽ bị tổn thương.