Bác sĩ Nhật tiết lộ 10 quy tắc ăn uống để thận không hỏng, số 6: Không bao giờ đụng tới 1 thứ vào bữa sáng

MINH MINH - Ngày 16/09/2023 06:41 AM (GMT+7)

Một chế độ ăn uống lành mạnh giảm bớt muối, đường, chất béo xấu... có thể giúp thận bớt gánh nặng.

Thận có chức năng sản xuất nước tiểu để loại các chất thải, điều hòa nước, muối, huyết áp trong cơ thể, là cơ quan không thể thiếu để duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên, vì bệnh thận hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên nhiều người mắc bệnh mà không biết, lâu dần chức năng thận sẽ suy giảm nhanh chóng. 

Masahiro Kohzuki - hiệu trưởng Đại học Khoa học Y tế và Sức khỏe tỉnh Yamagata, (Nhật Bản) đồng thời là bác sĩ chuyên khoa thận, đã nhắc nhở mọi người nên chủ động bảo vệ thận trước khi nó bị tổn thương rồi mới ra sức bồi bổ. 

Bác sĩ Masahiro Kohzuki - hiệu trưởng Đại học Khoa học Y tế và Sức khỏe tỉnh Yamagata.

Bác sĩ Masahiro Kohzuki - hiệu trưởng Đại học Khoa học Y tế và Sức khỏe tỉnh Yamagata.

Bác sĩ Masahiro cho biết thận là cơ quan chịu trách nhiệm "lấy đi" những chất thải mà cơ thể con người không cần trong thực phẩm, nếu luôn có quá nhiều chất cần thải bỏ sẽ gây gánh nặng cho thận, ngược lại, nếu có ít thứ cần phải loại bỏ trong chế độ ăn uống, bạn có thể bảo vệ sức khỏe thận của mình. Để đạt được mục tiêu này, ông đã đề xuất 10 quy tắc ăn uống bảo vệ sức khỏe thận:

1. Kiểm tra nhãn dinh dưỡng

Ngày nay có rất nhiều đồ ăn sẵn, thực phẩm đóng gói để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên những sản phẩm này thường chứa lượng đường, muối cao. Do đó để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe thận nói riêng, mọi người nên hình thành thói quen kiểm tra nhãn dinh dưỡng trên các thực phẩm.

Hàm lượng natri, calo và protein... đều có thể được nhìn thấy trên nhãn dinh dưỡng. Theo khuyến nghị, mọi người chỉ nên tiêu thụ 3 đến 6 gam muối mỗi ngày (hàm lượng natri từ 1.200 đến 2.400 mg). Kiểm tra nhãn dinh dưỡng có thể giúp phát hiện ra những thực phẩm ẩn giấu hàm lượng natri cao. 

Đừng nghĩ rằng thực phẩm không mặn thì ít natri. Bác sĩ Gao Minghong, tại khoa Tiết niệu của Bệnh viện Tam Hiệp (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở rằng bánh mì trắng, mì, ngũ cốc ăn liền, đồ uống thể thao, nước ép trái cây và rau quả, nước khế, các đồ uống sô-cô-la thường thấy trong siêu thị đều chứa hàm lượng natri rất cao. Nạp quá nhiều natri trong thời gian dài có thể gây ra bệnh thận.

2. Ăn ít bánh mì ngọt và món tráng miệng

Bác sĩ Nhật tiết lộ 10 quy tắc ăn uống để thận không hỏng, số 6: Không bao giờ đụng tới 1 thứ vào bữa sáng - 2

Để duy trì sức khỏe thận, cần chú ý đến những thực phẩm chứa nhiều calo, đường và chất béo. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, huyết áp và lipid máu là cách cơ bản để ngăn ngừa và điều trị bệnh thận giai đoạn đầu.

3. Uống ít nước trái cây và cà phê có đường

Đường trong chất lỏng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, khiến lượng đường trong máu dễ tăng cao hơn. Nếu bạn muốn bù nước, tốt nhất nên uống đồ uống không đường.

Bác sĩ y học gia đình người Đài Loan (Trung Quốc), Zeng Yunxuan từng giải thích trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với "Good Morning Health" rằng nhiều người dân Đài Loan phải chạy thận có liên quan đến lượng đường trong máu cao. Chức năng chính của thận là lọc máu, nếu máu ở tình trạng đường huyết cao lâu ngày thì thận phải tiếp tục làm việc. Nếu làm việc quá sức sẽ bị tổn thương. 

4. Để lại mỡ và da khi ăn

Mỡ và da động vật chứa nhiều calo, mọi người nên ăn ít những phần này và nên ưu tiên ức gà, thịt gà, phi lê bò, phi lê lợn và những phần thịt khác ít mỡ hơn.

Bác sĩ Nhật tiết lộ 10 quy tắc ăn uống để thận không hỏng, số 6: Không bao giờ đụng tới 1 thứ vào bữa sáng - 3

5. Không ăn quá nhiều giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và đồ ăn sẵn

Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều muối mà còn chứa phốt phát. Nếu bạn thực sự muốn ăn thì luộc hoặc hấp sẽ thích hợp hơn.

6. Đặt mục tiêu có một bữa sáng không có muối

Nếu bữa sáng không tiêu thụ thực phẩm có muối thì lượng muối ăn cả ngày có thể chia đều cho bữa trưa và bữa tối. Bữa sáng bạn có thể ăn ngũ cốc ít đường, sữa, chuối, sữa chua, khoai lang hấp và các thực phẩm khác.

7. Ăn ít đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và mì 

Những thực phẩm này chứa nhiều calo, nhiều muối và nhiều chất béo. Hãy cố gắng chỉ ăn 1 đến 2 lần một tuần, hãy coi đó như một phần thưởng cho bản thân.

Bác sĩ Nhật tiết lộ 10 quy tắc ăn uống để thận không hỏng, số 6: Không bao giờ đụng tới 1 thứ vào bữa sáng - 4

8. Mỗi bữa ăn 3 món, 1 canh

Bữa ăn theo phong cách Nhật Bản gồm cá và rau. Thức ăn chủ yếu nên là cá có ít lipid và rau có thể được chế biến với ít muối hơn. Để ổn định quá trình hấp thụ đường và tránh lượng đường trong máu tăng nhanh, bạn có thể bắt đầu bữa ăn bằng món rau và  giảm lượng cơm.

9. Ăn nhiều rau xanh, vàng và rau có màu sáng

Rau có tác dụng chống oxy hóa, không chỉ ức chế các loại oxy phản ứng gây hại cho thận mà còn giúp thải muối ra khỏi cơ thể. Nên ăn 350 gam rau mỗi ngày.

10. Ăn nhiều rong biển, nấm, khoai nưa

Táo bón sẽ tác động tiêu cực đến thận, sức khỏe đường ruột có thể được duy trì nhờ thực phẩm giàu chất xơ và ít calo như rong biển, nấm, khoai nưa. 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Thận học Mỹ-JASN cho thấy nếu bạn bị táo bón, nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính tăng 13%, điều đó cho thấy ruột và thận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Theo thông tin giáo dục sức khỏe của Phòng khám Anshen, táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường ruột, khi môi trường đường ruột và hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi có thể khiến bệnh thận mãn tính trở nên trầm trọng hơn. Người bị táo bón nên chú ý đến những thay đổi trong chức năng thận và cải thiện tình trạng táo bón bằng cách tăng cường ăn chất xơ và tập thể dục, đây cũng là cách bảo vệ chức năng thận.

Những thực phẩm cơ quan nội tạng thích nhất, ăn vào thận khỏe, gan mạnh, tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến
Mỗi cơ quan nội tạng trong cơ thể đều thích hợp với một loại thực phẩm, nếu chúng ta lựa chọn đúng thì ngũ tạng sẽ ngày càng mạnh khỏe.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có lợi