Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim

HÀ VŨ. - Ngày 23/04/2021 19:00 PM (GMT+7)

Bác sĩ Emma McConnachie - phát ngôn viên của trường Cao đẳng Podiatry (Anh) về y khoa cho biết, nếu để ý kỹ hơn vào bàn chân có thể giúp phát hiện dấu hiệu sớm của các vấn đề như viêm khớp và lão hóa, cũng như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

1. Viêm sưng ngón chân cái

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 1

Chẩn đoán: Đi giày không vừa chân, di truyền, viêm khớp

Sưng khớp ngón chân cái, khiến ngón chân cái quay vào trong đối với các ngón chân khác, chúng gây ra bởi sự tích tụ của áp lực. Nó thường do di truyền, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp hoặc đi đôi giày không vừa vặn.

2. Đau ở vòm và gót chân

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 2

Chẩn đoán: Viêm cân gan chân

Bệnh viêm cân gan chân gây gia tăng về số lượng người bị đau ở lòng bàn chân - và việc đi lại bằng chân trần hoặc đi dép lê trong thời gian dài là nguyên nhân. Ngày càng có nhiều người bị viêm cân gan chân, tức là đau quanh gót chân và vòm chân. Bệnh này phổ biến nhất ở những người từ 40 đến 60 tuổi, nhưng hiện nay những người trẻ cũng mắc. 

3. Nứt gót chân

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 3

Chẩn đoán: Lão hóa

Da bị nứt nẻ thường do thiếu độ ẩm. Nó có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi chúng ta già đi nhưng nếu bạn đi chân trần nhiều, cũng khiến da khô và gây nứt nẻ gót chân. Nhiều người chi rất nhiều tiền cho các loại kem chất lượng tốt cho da mặt và toàn thân nhưng lại bỏ qua làn da dưới gót chân, dẫn đến tình trạng khô da.

Do đó bạn nên thoa kem dưỡng thường xuyên cho chân mỗi ngày hoặc một vài lần một tuần. Nhưng không được bôi thuốc vào giữa các ngón chân, vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

4. Sưng bàn chân

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 4

Chẩn đoán: Cục máu đông, tiểu đường, bệnh tim, gan hoặc phổi

Bàn chân của bạn có thể sưng lên khi thời tiết nóng hoặc do bạn đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, nhưng điều này không phổ biến.

Một số bài tập bạn có thể làm giảm sưng và tăng cường lưu lượng máu đến bàn chân. Thử hướng bàn chân của bạn ra trước mặt và dùng ngón chân cái để vẽ một vòng tròn. Làm điều này mười lần theo chiều kim đồng hồ và mười lần ngược chiều kim đồng hồ.

Sưng bàn chân cũng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vết sưng bất thường nào, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào như bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim, điều quan trọng là phải nhanh chóng đi kiểm tra. Hoặc nếu chỉ sưng bên một chân, cảm thấy nóng khi chạm vào - đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông.

5. Vết chai ở bàn chân

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 5

Chẩn đoán: Giày không vừa, tiểu đường, béo phì

Vết chai là một khối da chết dày, màu vàng nhạt, phát triển khi da tiếp xúc với áp lực hoặc ma sát quá mức. Chúng thường xuất hiện như một biện pháp phòng ngừa để bảo vệ làn da của bạn. Nguyên nhân là do đi giày quá chặt, đôi khi cũng có thể do béo phì hoặc bệnh tiểu đường loại 2 gây ra. Để giúp ngăn ngừa tình trạng này, hãy đảm bảo rằng đôi giày của bạn vừa vặn.

6. Da lòng bàn chân bong tróc

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 6

Chẩn đoán: Nhiễm nấm, tiểu đường

Lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân bị bong da ở chân là nhiễm nấm – mặc dù không phải ai cũng nhận ra. Phần lớn trường hợp nấm chân thường biểu hiện bong da. Người bệnh không bị ngứa, vì vậy họ không biết mình bị nhiễm nấm. Vì vậy nếu da bạn đột ngột bong ra không rõ lý do, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ da liễu sớm. Một khi da nhiễm nấm, nó dễ dàng lan đến móng chân, khi đó rất khó để khỏi bệnh. Nấm sẽ lan từ da đến móng, rồi từ móng lan lại qua da. Nhiễm trùng tái phát có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Nhưng nhiễm trùng da có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm. Nhiễm trùng móng có thể phức tạp hơn, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.

7. Chân lạnh

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim - 7

Chẩn đoán: Hội chứng Raynaud, tuần hoàn kém

Nếu bạn bị lạnh bàn chân thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của tuần hoàn máu kém. Nhiều người có thói quen đi chân trần khi ở nhà, có thể khiến chân bị lạnh. Nhưng một số người có một tình trạng gọi là hội chứng Reynaud, một chứng rối loạn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đối với một số người, nó có thể làm cho ngón chân chuyển sang màu xanh hoặc tím. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông và ở những người ít hoạt động. Nếu bạn lo lắng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ.

Nếu phát hiện tay có dấu hiệu này đi khám ngay kẻo hối không kịp
Tê tay là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị tê tay bạn nên cẩn trọng bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều căn...
HÀ VŨ. Dịch từ Thesun
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Suy tim