Rất nhiều dân văn phòng có thói quen đeo tai nghe khi làm việc để giúp tập trung hơn, tránh bị tác động bởi tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài thì vô tình đang tự làm tổn thương tai.
Bác sĩ tai mũi họng Ngô Chiêu Khoan ở Đài Loan đã chia sẻ độc quyền với Ettoday, gần đây có một cô gái 25 tuổi đến bệnh viện khám nói rằng gần 1 năm nay cô luôn có cảm giác trong tai bị tắc nghẽn và ngứa.
Tuy nhiên, điều khiến cô khó chịu nhất chính là mỗi lần muốn gần gũi với bạn trai thì đều bị từ chối. Vì mùi hôi quá nặng khiến bạn trai choáng váng, thậm chí buồn nôn, nên không còn ham muốn tình dục với cô. Cô gái trẻ vừa nói vừa bật khóc: “Bác sĩ, có cách nào giúp tôi, làm sao để tai sạch sẽ, có phải tai tôi cấu tạo có vấn đề không, tại sao lại hôi đến như vậy?”
Hình ảnh ống tai của cô gái 25 tuổi khiến bác sĩ kinh ngạc
Sau khi nghe cô gái mô tả, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan đã dùng ống nội soi để kiểm tra, vừa đến gần tai của cô gái, một mùi hôi nồng nặc xông thẳng vào mũi khiến bác sĩ cũng rùng mình. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện chất tiết mùi hôi khó chịu đã tràn ngập khắp lỗ tai.
Sau khi tìm hiểu mới biết, cô gái mới chuyển sang làm nhân viên chăm sóc khách hàng. Vì nhu cầu của công việc, nên thời gian dài cô gái phải đeo tai nghe để trả lời điện thoại. Do tai nghe cọ xát quá mức vào da của ống tai ngoài, nên đã kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết và cuối cùng làm thay đổi hệ thực vật của ống thính giác bên ngoài. Tỷ lệ vi khuẩn gây viêm tai tăng lên, khiến tai thường xuyên tiết dịch, do đó tai luôn trong tình trạng bị lấp đầy bởi ráy tai, gây mùi hôi khó chịu vì không biết xử lý ráy tai đúng cách.
Dùng tăm bông ngoáy tai không đúng cách sẽ gây hại cho tai. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích rằng, chất tiết ở tai được gọi là ráy tai. Trên thực tế, ráy tai có chức năng làm sạch, bôi trơn và kháng khuẩn bảo vệ ống thính giác bên ngoài. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên lấy ráy tai quá thường xuyên. Tuy nhiên khi ráy tai gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cũng cần phải vệ sinh đúng cách.
Về nguyên tắc, nếu bị tắc nghẽn do có quá nhiều ráy tai, suy giảm thính lực nhẹ, ngứa tai hoặc thậm chí có mùi hôi, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan khuyên mọi nên cân nhắc tìm đến bác sĩ tai mũi họng chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Tác hại của việc sử dụng tai nghe quá nhiều
Tăng nguy cơ điếc tai vĩnh viễn
Suy giảm thính lực vốn là bệnh thường gặp ở người già. Tuy nhiên, vì thói quen đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lên nên bệnh này đã sớm xảy ra từ khi còn trẻ. Nếu không thay đổi, bạn có còn thể đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.
Giảm ngưỡng nghe của tai
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo mức âm thanh tối đa mà tai chịu được là 85 decibels. Mức âm thanh này cũng tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod (máy nghe nhạc). Các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nhiều bạn thường nghe ở mức âm lượng tối đa, tuy nhiên nếu bạn nghe chỉ trong vòng 15 phút thôi cũng khiến tình trạng suy giảm thính lực, giảm ngưỡng nghe của tai sẽ ngay lập tức xảy ra.
Gây tổn thương não
Khi đeo tai nghe, sóng điện từ phát ra từ tai nghe sẽ gây tổn thương cho não bộ bên trong. Một số thí nghiệm đã được thực hiện trên chuột và kết quả là chúng đã bị ảnh hưởng từ các sóng bức xạ dẫn đến tổn thương não.
Nhiều người còn có thói quen đeo tai nghe khi ngủ. Điều này không tốt chút nào. Vì lúc này, vùng não sẽ bị kích thích phải hoạt động liên tục trong thời gian ngủ, khiến bạn dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai
Nghe tai nghe thường xuyên nhưng ít vệ sinh chiếc tai nghe của mình là điều rất rất không nên. Vì khi tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ bị nhiễm trùng tai. Nếu bị viêm tai, bạn sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng, mưng mủ về sau. Vì thế, hãy thường xuyên vệ sinh tai nghe ở những cơ sở uy tín để bảo vệ đôi tai một cách tốt nhất.
Mất thính lực tạm thời
Một số người vì bị tác động bởi luồng âm thanh quá lớn từ tai nghe phải trải qua tình trạng mất thính lực tạm thời. Theo giải thích, đây là cơ chế “tự bảo vệ” của tai, do những sợi lông li ti ở tai trong bị tổn thương, chúng sẽ tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh. Lúc này, tai sẽ phải nghỉ ngơi trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.