Nửa đêm, con gái 15 tuổi đột nhiên kêu đau bụng dữ dội. Người mẹ ban đầu chỉ nghĩ là viêm ruột thừa nhưng thực tế đó là bệnh phụ khoa rất nguy hiểm.
Chiều ngày 30/6, cô bé Xiaomei, 15 tuổi tham gia lớp học thể chất. Cô bé đã chạy 800 mét và chơi bóng rổ cùng các bạn nam trong lớp. Hai giờ đêm, Xiaomei đột nhiên đánh thức mẹ và nói giọng yếu ớt: “Mẹ ơi, con bị đau bụng”. Mẹ cô bé thấy con đau đớn, mặt trắng bệch nên sợ hãi, nghi ngờ con bị viêm ruột thừa.
Ngay sau đó, bố mẹ của Xiaomei lập tức đưa con gái tới bệnh viện gần nhất. Theo suy nghĩ của người mẹ, viêm ruột thừa không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, chỉ cần phẫu thuật sẽ không có gì nguy hiểm.
Bé gái 15 tuổi nửa đêm đột nhiên đau bụng dữ dội. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, sau một số lần kiểm tra, bác sĩ thông báo với gia đình rằng Xiaomei không bị viêm ruột thừa. Trong khoang chậu của cô bé phát hiện một khối u và cần phải kiểm tra. Vì Xiaomei mới 15 tuổi nên các bác sĩ đề nghị chuyển cô bé tới Bệnh viện Nhi đồng. Khoảng 3 giờ sáng, Xiaomei được chuyển tới khoa Cấp cứu Phụ khoa của Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thuộc Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh.
Kết hợp với các xét nghiệm trước đây và kiểm tra chuyên khoa, Xiaomei nhanh chóng được chẩn đoán là "xoắn nang buồng trứng". Nếu thời gian xoắn quá lâu, nó có thể dẫn đến hoại tử buồng trứng, vì vậy cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện đó là u nang mạc treo phải, bị xoắn 720°, may mắn khi buồng trứng không có dấu hiệu hoại tử hay thiếu máu cục bộ. Do đó, sau khi cắt bỏ u nang mạc treo ruột, ca phẫu thuật đã hoàn thành.
Các bác sĩ phẫu thuật và phát hiện đó là u nang mạc treo. (Ảnh minh họa)
Vào ngày thứ ba sau phẫu thuật, Xiaomei đã được xuất viện với hai vết mổ nhỏ, đường kính khoảng 0,5cm, đảm bảo được bé gái vẫn giữ được ngoại hình.
U nang mạc treo có thể nằm giữa ống dẫn trứng và hẹp buồng trứng. Do đó, rất khó để phân biệt với u nang buồng trứng. Vì vậy, cần phải đợi cho đến khi phẫu thuật để xác định chẩn đoán.
Hiện tại, nguyên nhân gây u nang mạc treo không rõ ràng và có thể liên quan đến sự lây nhiễm của mầm bệnh và môi trường địa phương, nhưng hầu hết các khối u này đều lành tính và có kích thước lớn hoặc nhỏ. Nếu khối u nhỏ, nó không cần phải điều trị, nhưng nếu có kích thước lớn, có thể tăng nguy cơ xoắn ống dẫn trứng và buồng trứng.
Biểu hiện lâm sàng của xoắn thường là đau bụng cấp tính đột ngột, có thể kèm theo buồn nôn và nôn. Tác hại lớn nhất của việc xoắn buồng trứng là nó sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu của ống dẫn trứng và buồng trứng. Nếu buồng trứng không được bơm máu trong thời gian dài, hoại tử sẽ xảy ra và mất chức năng buồng trứng.
Chúng ta biết rằng buồng trứng là cơ quan duy nhất ở phụ nữ tiết ra estrogen và progesterone để duy trì các đặc tính của phụ nữ. Nếu buồng trứng bị hoại tử, buộc phải loại bỏ, hậu quả sẽ rất lớn, đặc biệt ở những người càng trẻ thì càng dễ bị ảnh hưởng tới việc sinh con trong tương lai. Tuy nhiên, nếu nó có thể được điều trị kịp thời, hoạt động phẫu thuật loại bỏ u nang không phức tạp, và hiệu quả sau phẫu thuật thường rất tốt.
Dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn
- Đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, sau đó cơn đau sẽ nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng âm ỉ.
- Có thể xuất hiện tình trạng trung tiện, đại tiện khó.
- Thường có điểm đau khu trú một bên hốc chậu phía có u buồng trứng xoắn.
- Buồn nôn, có thể bị nôn mửa.
- Trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Đó là tiểu rắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch).