Bé trai 10 tuổi Hà Nội tử vong trong phòng tắm, "thủ phạm" là món đồ dùng nhà ai cũng có

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/11/2022 12:08 PM (GMT+7)

Đi làm về, bố mẹ phát hiện con nằm bất động trong nhà tắm, dù được chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng cháu bé đã không qua khỏi.

Sáng ngày 10/11, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trung tâm mới tiếp nhận một bệnh nhi 10 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện. Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhi, đầu giờ chiều 27/10, trẻ ở nhà một mình, đến khi bố mẹ đi làm về cuối ngày thì phát hiện con nằm bất động ở sàn nhà tắm, tay vẫn cầm vòi hoa sen còn chảy nước.

Thời điểm đó, trẻ đã tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim, gọi hỏi không đáp ứng, người nhà tiến hành ép tim nhưng không đáp ứng. Trước đó, khi sử dụng vòi hoa sen, người thân cháu bé thấy có cảm giác tê tê ở tay và nghi điện hở tuy nhiên chưa kịp sửa thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.

Ngay sau đó, trẻ được đưa vào Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Khi vào viện trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng thở trong thời gian dài, tím tái toàn thân, SpO2 không thể đo, không thể bắt mạch, đồng tử 2 bên giãn. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng không hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện trọng phòng tắm để ngăn ngừa nguy cơ tai nạn điện giật. Ảnh minh họa.

Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện trọng phòng tắm để ngăn ngừa nguy cơ tai nạn điện giật. Ảnh minh họa. 

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tai nạn bị điện giật tử vong ở trẻ khi tắm bình nóng lạnh, do vậy các gia đình cần lưu ý khi sử dụng điện trong phòng tắm (ổ điện, đèn sưởi, bình nóng lạnh). Các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện miền Bắc đang bước vào mùa đông với các đợt không khí lạnh tăng cường. Vì vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị làm ấm, thiết bị sưởi, đun nước, bình nóng lạnh cũng tăng cao. Người tiêu dùng cần tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lập tức thay đổi thói quen vừa bật bình nóng lạnh vừa tắm vì nghĩ rằng đã có rơle tự ngắt.

Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tắt các thiết bị nóng lạnh trước khi tắm. Thường xuyên kiểm tra sự an toàn của thiết bị này. Trường hợp phát hiện thiết bị bị rò điện cần xử lý sớm tránh trường hợp đáng tiếc.

Với trẻ khi tắm hay sử dụng các thiết bị điện cần có người lớn ở nhà đề phòng các trường hợp nguy hiểm trẻ không thể tự xử lý.

Với tình huống gặp nạn nhân bị điện giật, người cấp cứu phải có phương án ngay lập tức ngắt nguồn điện. Với người có chuyên môn, nếu được đào tạo ép tim có thể tiến hành ép tim cho nạn nhân. Theo bác sĩ, chúng ta cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Theo TS Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng bộ môn Thiết bị điện, điện tử, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có nhiều nguyên nhân làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: Thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt sẽ dẫn điện...

Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người tắm. Do đó, rủi ro bị điện giật khi tắm mà không tắt công tắc điện sẽ có thể rơi vào bất cứ ai. Thiết bị điện càng rẻ thì càng dễ gặp rủi ro. Nhưng thiết bị đắt tiền cũng vẫn có rủi ro như thường.

Để tránh tai nạn xảy ra, tốt nhất ngắt nguồn điện bình nóng lạnh khi tắm, thường xuyên vệ sinh bình nóng lạnh, kiểm tra đường điện, đồng thời nên chọn mua bình nóng lạnh uy tín, có độ an toàn cao.

Động vào người bị điện giật phát tiếng tanh tách ảnh hưởng sức khỏe thế nào trong mùa lạnh?
Trong mùa đông, nhiều người phải giật mình vì bị "điện giật" bất ngờ khi chạm vào quần áo hoặc vào người khác. Liệu tình trạng ngày có gây hại hay...

Sức khỏe mùa đông

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em