Vì nghe điện thoại trong khi vẫn đang sạc nên một nữ vũ công đã bị điện giật và tử vong không lâu sau đó.
Mới đây, thông tin về nữ vũ công người Nigeria Love Divine không may bị điện giật khi trả lời điện thoại trong khi sạc đã thu hút sự quan tâm lớn của mọi người. Được biết, Love Divine đang quay một clip âm nhạc vào thời điểm đó và điện thoại di động đang sạc. Trong lúc ấy, cô nhận được một cuộc gọi nên đã đi nghe điện thoại và không may bị điện giật.
Sau khi được phát hiện, cô đã được đưa tới bệnh viện nhưng rất tiếc cô đã không qua khỏi. Chỉ vài giờ trước khi chết, cô cũng đã chia sẻ những đoạn video mới nhất của mình trên các trang mạng xã hội.
Nữ vũ công người Nigeria đã tử vong do điện giật khi dùng điện thoại đang sạc.
Sự ra đi của nữ vũ công cũng nhắc nhở chúng ta rằng phải chú ý đến những nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống, sử dụng các sản phẩm điện tử một cách cẩn thận và tránh những bi kịch tương tự.
Nguy hiểm khi sử dụng điện thoại di động trong khi sạc
Nhiều người trong chúng ta đã quen với việc này khi vừa sạc vừa sử dụng điện thoại. Chính vì vậy có không ít những "bi kịch" tương tự đã xảy ra.
Cách đây không lâu, vào ngày 11/3, một người đàn ông ở Triệu Khánh, Quảng Đông, Trung Quốc vừa sạc pin vừa chơi game trên điện thoại di động ở nhà. Đột nhiên, điện thoại di động phát nổ, khiến người đàn ông bị bỏng nặng 15% cơ thể.
Vào ngày 16/8/2019, theo kênh Nanchang Metropolitan, một cậu bé 13 tuổi đột nhiên bất tỉnh khi dùng điện thoại trong lúc đang sạc ở một nhà hàng thức ăn nhanh ở Nam Xương. Sau 2 giờ giải cứu, cậu bé đã chết. Bác sĩ tuyên bố rằng nguyên nhân cái chết của cậu bé là do sốc và có dấu hiệu bị điện giật trên cơ thể.
Cậu bé 13 tuổi bị điện giật khi chơi game trên điện thoại đang sạc.
Theo tờ nhật báo Quảng Châu, vào ngày 30/6/2015, một thanh niên từ Hà Nam đã bị điện giật trong ký túc xá của một công ty ở Chiết Giang. Khi được tìm thấy, anh ta đang cầm một chiếc điện thoại di động đang sạc trong tay.
Sử dụng điện thoại di động, pin và bộ sạc đủ tiêu chuẩn, bạn sẽ không dễ bị giật điện khi sạc. Tuy nhiên, nếu chúng ta không phát triển thói quen sử dụng điện an toàn, hoặc sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng thì rất dễ gây nguy hiểm.
Phải nói rằng xác suất xảy ra tai nạn thực sự có thể tăng khi chơi điện thoại di động trong khi sạc.
Tránh mắc 3 sai lầm sau khi dùng điện thoại
1. Đừng dùng điện thoại khi đang sạc
Tác hại quan trọng nhất khi sử dụng điện thoại khi đang sạc là đe dọa đến tính mạng người sử dụng. Bạn đinh ninh rằng có thể thay đổi điện thoại bất kỳ lúc nào nếu điện thoại hư, tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại đột ngột phát nổ khi bạn đang sử dụng hoặc bạn có thể bị điện giật khi dùng.
Nguyên nhân có thể là do cục pin quá cũ, các linh kiện sạc không đảm bảo, điểm tiếp xúc chỗ sạc không tốt, môi trường sạc bị ẩm gây hiện tượng đánh lửa, phát nổ. Ngoài ra việc vừa sạc vừa dùng điện thoại sẽ khiến nhiệt độ cục pin tăng cao do phải vừa nạp vừa xả, làm gia tăng nguy cơ cháy nổ.
Điện thoại phát nổ gây cháy trong một gia đình ở Trung Quốc.
2. Đừng để điện thoại trên giường khi đang sạc
Không để điện thoại đang sạc trên giường hoặc gối, nó sẽ khiến nhiệt độ của điện thoại tăng nhanh, khiến điện thoại bị nóng hoặc thậm chí phát nổ.
Ngoài ra, sạc trong môi trường ẩm ướt (như phòng tắm) làm tăng nguy cơ bị điện giật. Trong quá trình sạc, hãy chú ý chạm vào điện thoại, nếu điện thoại quá nóng, nên rút điện kịp thời.
3. Dùng điện thoại ban đêm trước khi ngủ
Ánh sáng từ màn hình điện thoại ngăn chặn melatonin - các hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn và là một lý do bạn không nên gần nó trong khi bạn ngủ.
Ánh sáng xanh cũng gây ra đau đầu và các vấn đề về mắt và thị giác. Hãy thử đặt lại các mức độ ánh sáng trên điện thoại của bạn và bật bộ lọc ánh sáng màu xanh.
4. Mang điện thoại vào toilet
Việc mang điện thoại vào toilet sẽ khiến cho các loại vi khuẩn bám lên điện thoại của bạn và gây hại đến sức khỏe người dùng thông qua những tiếp xúc hàng ngày.
Ngoài ra, mang điện thoại vào toilet sẽ tăng thời gian ngồi trên bồn cầu của bạn. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu, khiến chúng bị cản trở, làm mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, và lâu dần thì chúng ta sẽ mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Từ đó bạn sẽ bị táo bón tra tấn đến khổ sở và không may hơn thì còn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.