Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Ngày 19/12/2019 16:09 PM (GMT+7)

Hen suyễn đôi khi không đáng lo, nhưng cũng có thể là một vấn đề lớn với sức khoẻ. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, bạn cần biết bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, nên ăn gì cũng như các các điều trị tại nhà khác.

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp lại, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên ho, khò khè và khó thở.

Đối với một số người, hen suyễn không ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng nó có thể cản trở cả những hoạt động thường ngày của một số người, dẫn đến các cơn hen suyễn đe doạ tính mạng.

Một lưu ý nữa là hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng chúng ta có thể kiểm soát triệu chứng của nó. Điều quan trọng là cần phải theo dõi triệu chứng thường xuyên và đi khám định kì. Bạn cũng có thể tham khảo xem bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, nên sử dụng thuốc nào để bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? - 1

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? Nên dùng thuốc gì?

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Hen suyễn có nhiều triệu chứng, và chúng thay đổi từ người này sang người khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện mọi lúc, cũng có thể chỉ xuất hiện vào một số thời điểm, chẳng hạn như khi tâph thể dục. Các triệu chứng hen suyễn bao gồm:

- Khó thở

- Tức hoặc đau ngực

- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè

- Tiếng khò khè khi thở ra (thở khò khè là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em)

- Các cơn ho hoặc thở khò khè nặng thêm bởi virus ở đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm

Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn bao gồm:

- Các triệu chứng hen suyễn xuất hiện thường xuyên hơn và gây khó chịu hơn

- Khó thở nặng hơn

- Sử dụng ống hít giảm đau nhanh thường xuyên hơn

Đối với một số người, các triệu chứng hen suyễn có thể bùng lên trong một số tình huống:

- Hen suyễn do tập thể dục: Có thể trở nên tồi tệ hơn khi không khí lạnh và khô

- Hen suyễn nghề nghiệp: Được kích hoạt bởi các chất kích thích nơi làm việc như khói, khí hóa chất hoặc bụi

- Hen suyễn do dị ứng: Được kích hoạt bởi các chất trong không khí, như phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất thải của côn trùng hoặc da và lông của thú cưng. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các cơn hen nặng có thể đe dọa tính mạng, vậy nên hãy lưu ý những dấu hiệu sau để đi cấp cứu ngay lập tức khi chúng xuất hiện:

- Nhanh chóng trở nên khó thở hoặc thở khò khè

- Không cải thiện ngay cả sau khi sử dụng thuốc hít giảm đau nhanh, chẳng hạn như albuterol

- Khó thở khi đang hoạt động thể chất bình thường

Điều trị hen suyễn

Điều trị bằng cách kiểm soát các triệu chứng là biện pháp duy nhất để ngăn hen suyễn phát triển mạnh hơn. Các biện pháp điều trị chính là sử dụng thuốc, khiêng khem thực phẩm và ngăn chặn các yếu tố làm bùng phát cơn hen.

Thuốc

- Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài: Corticosteroid dạng hít, điều biến Leukotriene, thuốc chủ vận beta tác dụng lâu dài, thuốc hít kết hợp, Theophylin, ...

- Thuốc giảm đau nhanh: Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn, Ipratropium (Atrovent), Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch, ...

- Thuốc dị ứng: Thuốc uống dị ứng, Omalizumab (Xolair), ...

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

- Rượu bia: Một trong những kẻ thù của bệnh hen suyễn là chất sulfite, nhưng chất này lại chứa rất nhiều trong rượu bia. Bênh cạnh đó, chất histamin tìm thấy trong rượu vang cũng khiến bệnh nhân hen suyễn hắt hơi, thở khò khò cũng như chảy nước mắt nhiều hơn.

- Thuốc lá: Hút thuốc là sẽ khiến cho khí quản co giật, các chất bài tiết cũng tăng lên, khéo theo đó là thượng bì niêm mạc bị tổn thương. Khói thuốc lá cũng chứa rất nhiều độc tố như oxit nito, andehit, ... kích thích niêm mạc đường hô hấp.

- Dưa muối: Các loại dưa muối và thực phẩm lên men cũng chứa sulfite giống như rượu bia. 

- Thực phẩm đóng gói sẵn: Nhiều người không biết bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, thì họ nên tránh xa thực phẩm đóng gói sẵn đầu tiên. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản như natri bisulfite, có ảnh hưởng vô cùng xấu đến bệnh nhân hen suyễn. 

- Thực phẩm đông lạnh: Thực phẩm đông lạnh nói chung và hải sản đông lạnh nói riêng thường chứa nhiều sulfite, cũng giống như chất có trong bia rượu.

- Một số loại thực phẩm gây dị ứng: Thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn khi thở, ảnh hưởng đến phế quản và phổi. 

- Muối: Thực phẩm có hàm lượng muối cao làm tăng lượng natri, gây ra những phản ứng trong phế quản. Khi này, cổ họng sẽ sinh ra nhiều đờm hơn.

Tránh các tác nhân gây cơn hen suyễn

- Sử dụng điều hòa không khí để giảm phấn hoa

- Khử trùng đồ nội thất 

- Duy trì độ ẩm tối ưu trong nhà

- Ngăn chặn bào tử nấm mốc bằng cách vệ sinh những nơi ẩm thấp

- Vệ sinh lông hoặc vẩy thú cưng

- Làm sạch thường xuyên

- Che mũi và miệng nếu trời lạnh

- Tập thể dục thường xuyên

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh

- Kiểm soát chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Giảm cơn hen suyễn bằng cách dùng loại nước này mỗi ngày!
Tình trạng viêm mãn tính đường hô hấp hay còn gọi là hen suyễn, gây ho dai dẳng, mắc đờm, hay sổ mũi, ngạt mũi, khó thở,… là căn bệnh rất phổ biến tại...
Hoàng Lan (Dịch từ Mayo Clinic)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chứng khó thở

Hen suyễn đôi khi không đáng lo, nhưng cũng có thể là một vấn đề lớn với sức khoẻ. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, bạn cần biết bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, nên ăn gì cũng như các các điều...