Bôi tinh dầu tràm giữ ấm cho con 6 tháng tuổi, mẹ "tá hỏa" khi thấy ngực bé phồng rộp

Ngày 16/05/2018 00:03 AM (GMT+7)

Muốn giữ ấm cơ thể và bảo vệ con, người mẹ đã dùng tinh dầu xoa lên người và hậu quả dẫn đến việc làn da mỏng manh của bé gái bị phồng rộp.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hương chia sẻ về cách sử dụng tinh dầu cho trẻ.

Lâu nay nhiều bậc phụ huynh vẫn thường dùng tinh dầu như một loại “thần dược” để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, trong đó có cả trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, việc hiểu và sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe các bé.

Bé gái 6 tháng tuổi bị bỏng do mẹ dùng tinh dầu tràm 

Dược sĩ Nguyễn Thị Hường (Hà Nội) cho biết, thực chất dùng tinh dầu nguyên chất để phòng ngừa một số bệnh là không sai. Nhưng đa số các mẹ khi sử dụng tinh dầu lại không thể kiểm chứng được xem loại tinh dầu đó có thật sự nguyên chất hay không và sử dụng không đúng cách nên vô tình gây hại cho con.

Dược sĩ Hường đã từng chứng kiến đó là một bé gái mới khoảng 6 tháng tuổi bị phỏng rộp từng mảng trên da do bị bỏng khi sử dụng tinh dầu tràm.

Bôi tinh dầu tràm giữ ấm cho con 6 tháng tuổi, mẹ amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi thấy ngực bé phồng rộp - 1

Dược sĩ Nguyễn Thị Hường cho biết, hiện nhiều phụ huynh hiểu và sử dụng chưa đúng tinh dầu.

Theo đó, mẹ bé gái này mua một lọ tinh dầu tràm được cho là nguyên chất ở trên mạng, sau đó bôi nó lên lòng bàn chân, bàn tay và vùng ngực của con gái nhằm giữ ấm cơ thể.

Tuy nhiên, sau gần 1 tuần sử dụng, bé gái có biểu hiện rát đỏ bàn tay và vùng ngực cũng bị phồng rộp. Sau khi đi khám, bác sĩ khuyên ngừng sử dụng dầu tràm và kết hợp dùng thuốc da liễu, nhờ đó cháu bé dần trở lại trạng thái bình thường.

Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm khi dùng tinh dầu sai cách

Một sai lầm hay gặp ở các bậc phụ huynh được dược sĩ Hường chỉ rõ, đó là việc dùng 1 đến 2 giọt tinh dầu (thường là dầu tràm) để nhỏ vào họng trẻ, nhằm chữa viêm họng và sát khuẩn vùng vòm họng cho trẻ.

“Việc dùng tinh dầu tràm để sát khuẩn vòm họng cho trẻ không sai. Nhưng việc nhỏ trực tiếp sẽ rất nguy hiểm, có thể gây loét họng, kích ứng trẻ. Theo đó, các bậc phụ huynh nên nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm, sau đó cho trẻ súc miệng ngày 2 lần sẽ có khả năng sát khuẩn họng cho trẻ tốt và an toàn nhất”, dược sĩ Hường cảnh báo.

Theo phân tích của dược sĩ Hường, tinh dầu tràm nguyên chất rất tốt, thậm chí là không gây bỏng cho người sử dụng, kể là là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay đa số các loại tinh dầu tràm bán trên thị trường không còn nguyên chất, đó chính là nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng rát khi sử dụng.

Bôi tinh dầu tràm giữ ấm cho con 6 tháng tuổi, mẹ amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi thấy ngực bé phồng rộp - 2

Rất nhiều loại tinh dầu trên thị trường hiện nay bị pha trộn, không còn nguyên chất 100%. (Ảnh minh họa)

“Rất nhiều sản phẩm tinh dầu tràm bán trên thị trường hiện nay chỉ có 20 - 30% là tràm, còn lại 70 – 80% là được pha trộn từ loại tinh dầu chổi chít. Tinh dầu chổi chít giá thành rất rẻ, có màu gần giống với tinh dầu tràm, nhưng loại này có tính nóng và gây bỏng rát khi sử dụng”, dược sĩ Hường nhận định.

Ngoài những loại tinh dầu tràm bị pha trộn gây bỏng rát, một số loại tinh dầu khác như tinh dầu quế, tinh dầu xả chanh cũng gây bỏng và phồng rộp với người sử dụng, đặc biệt là em bé.

Cách xử lý khi trẻ bị bỏng do tinh dầu

Khi phát hiện trẻ bị bỏng hoặc phồng rộp do sử dụng tinh dầu, nhiều người thường cho trẻ ra vòi nước xả và rửa. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

“Bản chất tinh dầu không tan trong nước, nên khi rửa bằng nước lã nó vẫn còn bám trên bề mặt da. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị bỏng do dùng tinh dầu, thì cần dùng một số loại dầu nền như, dầu ô lưu, dầu dừa thoa nhẹ trên bề mặt thì sẽ sạch”, dược sĩ Hường khuyên.

Cuối cùng, để chọn được loại tinh dầu nguyên chất, không pha tạp, dược sĩ Hiền khuyến cáo nên lựa chọn các sản phẩm uy tín của các hãng lớn, được nhiều người tin dùng: “Để chắc chắn nhất, khi mua sản phẩm nên yêu cầu người bán cho kiểm tra bản xét nghiệm, kiểm nghiệm do các cơ quan chức năng công bố.”

Nếu nhà có trẻ nhỏ, đừng đốt tinh dầu
Thói quen đốt tinh dầu tưởng chừng như vô hại nhưng với trẻ con nó lại cực kỳ nguy hiểm vì niêm mạc mũi của trẻ nhỏ, nếu hít phải tinh dầu có thể gây...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tinh dầu tràm