Nhà bếp là nơi rất dễ sản sinh ra vi khuẩn, đặc biệt là bộ đồ ăn. Nếu nó không được thay thế kịp thời hoặc không được rửa sạch sẽ, thật sự rất dễ gây bệnh.
Dùng đũa trong thời gian dài, cốc thủy tinh đục ngầu, bát đĩa sứt mẻ,… rất nhiều gia đình đều có. Tuy nhiên mọi người nên cẩn trọng bởi những bộ đồ ăn này đều là nơi vi khuẩn “ẩn náu”. Vì sức khỏe của mọi người trong gia đình, kiến nghị các bà mẹ nên nhanh chóng thay thế chúng.
Cốc nhựa: Đề nghị 6 tháng thay một lần
Đối với trẻ nhỏ, nhiều mẹ sẽ lựa chọn cốc nhựa để tránh bị vỡ cũng như tránh làm tổn thương con. Tuy nhiên, bộ phận bên trong của chất loại nhựa có rất nhiều lỗ hổng, trong đó ẩn giấu những tạp chất, rửa không sạch rất dễ sản sinh ra vi khuẩn.
Ngoài ra, các sản phẩm nhựa như PE polyethylene và PP polypropylene, mặc dù thành phần của chúng không độc hại, khi sử dụng nước nóng trong cốc nhựa, hóa chất độc hại có thể dễ dàng rỉ ra ngoài lẫn vào trong nước. Do đó không sử dụng cốc nhựa để uống nước nóng.
Mẹ chọn một cốc nhựa cho trẻ, nhất định phải lựa chọn cốc có nguyên liệu nhựa chế tạo đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, hơn nữa thời hạn sử dụng không quá 6 tháng. Bình thường tránh tia tử ngoại chiếu rọi, nếu có hiện tượng tổn hại hoặc lão hóa, ví dụ như thân cốc bám bẩn rửa không sạch, lúc này nên kịp thời thay thế.
Cốc thủy tinh: Thân cốc đục ngầu cũng cần phải thay thế
Nhiều gia đình có trẻ lớn hơn thì sẽ chọn cốc thủy tinh. Rất nhiều người có quan niệm sai lầm về cốc thủy tinh, cho rằng chỉ cần rửa sạch sẽ, một chiếc cốc có thể sử dụng được thời gian dài. Thực tế, cốc thủy tinh thời gian dài đựng nước cũng có sự ăn mòn, trong đó natri silicat phản ứng với carbon dioxide trong không khí để tạo thành các tinh thể axit cacbonic trắng. Điều này sẽ làm cho cốc bẩn và đục, và dễ dàng gây tổn thương sức khỏe nếu nó không được thay thế trong một thời gian dài.
Vì vậy kiến nghị các gia đình không nên sử dụng cốc thủy tinh quá 1 năm, các kết tinh màu trắng có thể dùng chất tẩy rửa có tính kiềm. Sau khi rửa xong, có thể cho vào nước nóng đun sôi để khử trùng trong 10 phút. Nếu bề mặt của thủy tinh vẫn bị đục, hãy xem xét thay thế nó.
Bát đĩa bằng nhựa: Có những vết trầy xước thì nên thay thế
Nhiều cha mẹ thường mua cho trẻ nhỏ những loại bát đĩa bằng nhựa, có những hoa văn hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu để kích thích cho trẻ ăn uống. Tuy nhiên, những loại bát đĩa này có thể chứa các nguyên tố kim loại như chì và cadimi gây hại cho sức khỏe.
Thông thường, bề mặt của một sản phẩm nhựa có màng bảo vệ, khi màng bị trầy xước bởi một thiết bị cứng, các chất độc hại sẽ được giải phóng. Do đó, khi mua các loại dụng cụ ăn bằng nhựa cho trẻ, tốt nhất là lựa chọn sản phẩm không in bất kỳ mẫu nào ở bên trong. Nếu có biến dạng hoặc trầy xước, hãy thay thế nó ngay lập tức.
Đũa: Thay đổi sáu tháng một lần
Sử dụng đũa càng lâu, tổng số vi khuẩn phát hiện càng nhiều, nhất là khi đũa được sử dụng nhiều lần và chà xát mạnh khi rửa, bề mặt sẽ tạo thành vết xước và dễ dàng lưu lại vi khuẩn, chất tẩy rửa.
Do đó, đũa nên 6 tháng thay một lần. Đũa nếu bị trầy xước, mòn hoặc biến dạng, chúng cần phải được thay thế. Ngoài ra, đũa sau khi rửa sạch nên phơi khô trước khi cho vào ống đựng đũa để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Các bước rửa bát chuẩn giúp tránh xa vi khuẩn gây bệnh
Dọn sạch thực phẩm trước khi rửa
Gạt sạch thức ăn thừa, xương, túi bóng,...còn vương lại trong bát đĩa, mâm, xoong nồi vào trong thùng rác. Tiếp theo, tráng sơ qua bát đũa bằng nước để làm sạch sơ thức ăn, dầu mỡ.
Rửa bát đĩa với dung dịch tẩy rửa
Hòa nước rửa bát vào trong nước ấm, khuấy đều cho sủi bọt. Tuyệt đối không được đổ trực tiếp dung dịch tẩy rửa lên trên bát đĩa. Nhúng giẻ rửa bát vào dung dịch pha loãng rồi rửa từng chiếc bát, đũa, xoong nồi,... Những chiếc ly, bát sạch, ít dầu mỡ được rửa trước. Các loại xoong nồi chứa dầu mỡ rửa cuối cùng.
Tráng lại bằng nước
Cần tráng bát đĩa bằng nước sạch ít nhất hai lần. Lần đầu tráng trong chậu vẫn dùng giẻ rửa bát sạch để loại bỏ hết dầu mỡ, hóa chất trên bề mặt. Lần tiếp theo rửa trực tiếp dưới vòi nước để chén bát, xoong nồi,...không dính lại chất bẩn sang nhau.
Vệ sinh giẻ và chậu rửa
Miếng bọt biển chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà, thậm chí còn bẩn hơn cả bồn cầu. Do vậy, ngoài việc thay bọt biển 3 tháng một lần, bạn nên giặt sạch và phơi khô dưới nắng sau mỗi lần sử dụng. Rửa sạch bồn rửa để tránh dầu mỡ đọng lại trong ống cống. Hàng tuần, nên đun một ấm nước sôi rồi đổ vào đường ống để đẩy hết các dầu mỡ thừa đọng lại trong đường ống.