Cà rốt ăn chín hay uống nước ép tốt hơn? Một kiểu dùng cà rốt tưởng “lợi đơn, lợi kép” không ngờ mất hết chất

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/10/2023 14:00 PM (GMT+7)

Cà rốt là loại củ làm rau được nhiều người sử dụng, tuy nhiên sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Cà rốt không còn quá xa lạ với người Việt, loại củ này có mặt ở khắp mọi nơi và giá cũng không hề đắt đỏ. Có thời điểm, do được trồng quá nhiều nên người dân còn phải “giải cứu” với giá chỉ vài nghìn đồng/kg. Cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe toàn thân, từ tim mạch đến làm đẹp da, giúp sáng mắt và cung cấp nhiều loại vitamin khác.

Đa phần cà rốt được sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm gia đình, dùng làm các món hấp, luộc, xào hoặc làm nộm. Gần đây, nhiều người còn cho rằng ăn sống cà rốt sẽ rất tốt cho sức khỏe, vì hưởng trọn được dinh dưỡng có trong củ này, không bị hao hụt dinh dưỡng khi nấu hay ở nhiều hàng quán còn có nước ép cà rốt với giá khá đắt đỏ, lên tới vài chục nghìn đồng/cốc.

Nước ép cà rốt được bán nhiều ở quán cà phê, nhà hàng với giá đắt đỏ nhưng lại không tận dụng được hết nguồn dinh dưỡng từ loại củ này. Ảnh minh họa.

Nước ép cà rốt được bán nhiều ở quán cà phê, nhà hàng với giá đắt đỏ nhưng lại không tận dụng được hết nguồn dinh dưỡng từ loại củ này. Ảnh minh họa. 

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, cà rốt phải được dùng đúng cách mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. TS.BS Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho biết, cà rốt chứa nhiều vitamin, nhưng ít năng lượng nên có thể nói là loại củ dùng làm rau khá lành mạnh.

Dẫn chứng từ Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Bộ Y tế), bác sĩ Từ Ngữ cho biết, trong 100g cà rốt chỉ có 39kcal, 1,2g protein và 0,2g chất béo. Đáng nói nhất là cà rốt rất giàu các tiền chất của vitamin A, điển hình nhất là lượng beta-carotene lên đến 8.285μg, cao hơn bất cứ loại rau nào.

Tuy nhiên, quá trình chế biến TS Từ Ngữ khuyên mọi người nên hấp hoặc luộc cà rốt hơn là ăn sống hoặc nấu quá kỹ. Trong đó, hấp sẽ giữ được rất nhiều dưỡng chất có trong loại củ này, còn luộc thì nên sử dụng cả nước.

Cà rốt cũng hoàn toàn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống, thậm chí khi uống nước ép còn không cần cho thêm đường vì chúng chứa lượng đường tự nhiên khá cao (3,9g/100g cà rốt). Đây là loại đường được xem là tốt hơn nhiều so với các loại đường công nghiệp hoặc đường tinh chế khác.

Dù có thể ăn sống hoặc làm nước ép, nhưng khi được nấu chín cơ thể mới dễ hấp thu các chất dinh dưỡng của cà rốt. (Ảnh minh họa)

Dù có thể ăn sống hoặc làm nước ép, nhưng khi được nấu chín cơ thể mới dễ hấp thu các chất dinh dưỡng của cà rốt. (Ảnh minh họa)

Việc dùng sống hay ép lấy nước uống cũng có những lợi ích nhất định với sức khỏe, nhưng sẽ không tốt bằng ăn chín. Bởi nếu ép lấy nước sẽ mất đi một lượng chất xơ hòa tan dồi dào có trong cà rốt. Hơn nữa khi dùng sống thì lượng carotene dồi dào có trong cà rốt sẽ không hấp thu được vào cơ thể, kể cả khi làm nộm hay làm dưa góp. Nguyên nhân là do caroten chỉ tan trong dưới tác động của nhiệt, nhưng chúng không bị mất đi và khi ăn, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu.

Ngoài ra, tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế còn cho rằng cà rốt, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Theo đó, chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều beta-carotene trong đó có cà rốt có thể làm giảm được tới 40% nguy cơ bị ung thư ở những động vật thí nghiệm.

Tuy cà rốt tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều trong một thời gian dài vì có thể khiến vàng da, do  beta-carotene dễ tích tụ trong gan quá nhiều. Ngoài ra, nếu ăn sống hoặc ép nước cà rốt cần sơ chế thật sạch, vì đây là loại củ sinh trưởng dưới đất dễ nhiễm ký sinh trùng.

Nghỉ lễ đi chợ nếu thấy loại củ này nên mua ngay, đó là nhân sâm của người nghèo, ăn vặt không lo bị béo
Loại củ có ngoại hình xấu xí nhưng phía trong lại chứa cả “kho dưỡng chất”, nhiều nghiên cứu đã chứng minh củ này còn có tác dụng phòng ung thư.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm