Nếu bạn lạm dụng cà rốt quá nhiều, những lợi ích “vàng” mà loại củ này mang lại cho bạn có thể sẽ biến thành “thảm họa” với sức khỏe.
Cà rốt rất giàu chất dinh dưỡng, protid, lipid, glucid và chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamine, trong đó hàm lượng carotene là cao nhất (trong 100g cà rốt có tới 3,62mg carotene). Việc bổ sung cà rốt đúng cách có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch, đặc biệt có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi ăn cà rốt lưu ý tránh những điều sau đây:
Không ăn khi bị táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu.Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Không ăn sống, không hầm quá kỹ
Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian. Ảnh minh hoạ: Internet
Không ăn thường xuyên
Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...
Mắc bệnh vàng da
Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.
Gây rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian.
Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Ảnh minh hoạ: Internet
Gây ngộ độc natri
Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Cách ăn cà rốt tốt nhất cho sức khỏe - Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng, có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene. - Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt - Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Các phân biệt cà rốt Trung Quốc: Cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, tươi mới, thường có cuống, lá. Còn cà rốt Trung Quốc bóng loáng, đều củ, to, không có cuống hay đầu thường bị đen do để lâu. |