Các loại rau ăn sống nếu đảm bảo an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên có những người lại không nên sử dụng vì dễ gây hại cho cơ thể.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Các loại rau thơm ăn sống tốt hơn ăn chín
Trong bữa ăn hàng ngày, ngoài các thức ăn giàu đạm, giàu chất bột đường, chất béo thì nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chủ yếu lấy từ các loại rau, quả. Rau có thể sử dụng trực tiếp, trộn hoặc qua chế biến. Rau sống với đa dạng các loại rau gia vị sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng quan trọng.
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho biết, không chỉ có rau mà hầu hết các thực phẩm khi tươi sống sẽ nhiều dinh dưỡng hơn là qua chế biến bởi dưới tác dụng của nhiệt độ nấu, các chất dinh dưỡng dễ bị hao hụt và biến chất.
Đặc biệt với các loại rau ăn sống như xà lách hay các loại rau thơm như rau mùi, kinh giới, rau húng... nếu qua chế biến sẽ gần như mất hết dinh dưỡng, chỉ còn lại chất xơ. Do vậy, nếu rau đảm bảo vệ sinh từ khâu gieo trồng, vận chuyển, sơ chế…thì ăn sống sẽ tốt hơn.
PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, hầu hết các loại rau, nhất là rau hay ăn sống, rau mùi khi làm chín sẽ mất đi nhiều dinh dưỡng.
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng, nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm… không đúng qui định) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh dễ gây viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.
Ăn rau sống có nhiều lợi ích nhưng phải chú ý đến nguồn gốc và khâu nhặt rửa
TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng cho biết, hầu hết các loại rau thơm đều chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cũng chính nhờ vào các thành phần này mà các loại rau thơm có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Bác sĩ Sơn lấy ví dụ các loại loại rau húng quế ăn sống rất tốt cho bệnh nhân tim mạch. Húng quế chứa các chất chống viêm, chống oxy mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị bệnh và các biến chứng khác nhau của bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu cho biết, tiêu thụ tinh dầu húng quế thường xuyên cũng có thể làm giảm cholesterol, triglyceride và giúp hạ đường huyết.
Hay một số loại rau thảo mộc có thể giảm giảm đau nhức viêm khớp, viêm đa khớp, nhức mỏi tay chân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu chứng minh, các loại rau ăn sống này còn giúp tiêu hóa tốt, chứa nhiều chất ô xy hóa và giúp ngăn chặn tế bào ung thư.
Bác sĩ Sơn cho biết, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau sống có nhiều tác dụng với cơ thể. Ảnh: Lê Phương
Tuy nhiên, bác sĩ Sơn khuyến cáo, chỉ nên ăn rau sống khi biết được nguồn gốc rau đó an toàn, khâu vệ sinh phải đảm bảo từ nguồn nước rửa, đến dụng cụ đựng rau để tránh mầm bệnh. Nhiều người có thói quen ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng cũng không đảm bảo loại trừ sạch mầm bệnh.
Qua một số thí nghiệm cho thấy thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hoá chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại rau nhiều lần.
Ngoài việc ăn rau biết nguồn gốc, được trồng cấy đảm bảo vệ sinh thì cần nhặt sạch, loại bỏ các phần không ăn được, phần hỏng, dập, rồi rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch. Rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Trước khi ăn rau sống nên được vẩy ráo nước trước khi ăn. Hoặc nên trần qua nước sôi các loại rau sống trước khi ăn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Dù có nhiều tác dụng với cơ thể nhưng một số người không nên ăn hoặc hạn chế ăn rau sống.
Không phải ai cũng ăn được rau sống thoải mái
Dù có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được rau sống thoải mái, kể cả khi nguồn gốc rau đảm bảo an toàn. TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, những người mắc một số bệnh lý tiêu hóa hay trẻ nhỏ, người già không nên ăn rau sống.
Theo đó, những người không nên hoặc hạn chế ăn rau sống bao gồm:
- Bà bầu và trẻ nhỏ không nên ăn rau sống: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Với trẻ, ngoài vấn đề nhiễm ký sinh trùng thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, việc ăn rau sống cũng gây khó khăn cho tiêu hóa.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.
- Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
- Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.
- Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu (nhất là khi người bệnh có kali máu tăng).
Tin liên quan
Với thời tiết se lạnh, rất nhiều gia đình lựa chọn món lẩu là chủ đạo trong dịp Tết, chính điều này tiềm ẩn không ít nguy cơ gây bệnh, đặc...
Loại quả này giàu vitamin C gấp nhiều lần cam, vào mùa chỉ từ 10.000 đồng/kg. Dù quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết...
Sau khi xuất hiện các triệu chứng khó thở, ho ra máu và khàn tiếng, anh S. đi khám thì tá hỏa phát hiện một con đỉa sống trong phế quản.
Nhiều người dân nghĩ rằng ngâm rau sống và rửa vài ba lần là hết vi khuẩn nhưng kết quả một cuộc thí nghiệm cho thấy sau 3 lần rửa số vi...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý.