Cặp vợ chồng làm "chuyện ấy" mãi mà không có con, đi khám mới biết mình mắc sai lầm

Ngày 01/01/2019 19:00 PM (GMT+7)

Vợ chồng anh chị L.T.T kết hôn khi đã "cứng" tuổi nhưng cả hai vẫn quyết định kế hoạch để lo sự nghiệp. Cho tới khi cả hai quyết định "thả cửa" thì mãi vẫn không có em bé.

Tìm đến bệnh viện phụ sản Hà Nội gặp bác sĩ để “cầu cứu” vì sau nhiều năm về chung một nhà, sinh hoạt điều độ nhưng vẫn chưa có con.

Vợ chồng anh chị L.T.T (36 tuổi – Ba Đình – Hà Nội) cho biết, mặc dù khi tổ chức đám cưới anh chị đã đều cứng tuổi thế nhưng do sự nghiệp vẫn còn đang dang dở, chưa sẵn sàng cho việc sinh con nên hai vợ chồng quyết định kế hoạch để ổn định rồi tính sinh con.

Thế nhưng sau khi “thả cửa” để có con thì anh chị vẫn chưa thấy có tín hiệu gì báo về, dù ăn uống, thuốc thang tìm mọi cách để có em bé, chị vẫn chưa thể có bầu.

Nhìn thấy các con đều đã lớn tuổi, cha mẹ họ hàng hai bên đều sốt ruột, mách nước đi bắt mạch và cắt thuốc Bắc cho cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, sẽ dễ đậu thai nhưng chị uống cả mấy chục thang thuốc cũng không có kết quả.

Cặp vợ chồng làm amp;#34;chuyện ấyamp;#34; mãi mà không có con, đi khám mới biết mình mắc sai lầm - 1

Kết hôn đã lâu nhưng chị T. mãi không có thai. (Ảnh minh họa)

Chỉ đến khi không thể chờ đợi thêm được nữa, hai vợ chồng dắt díu nhau đi khám, chị T. ngỡ ngàng khi biết mình bị suy buồng trứng, tỉ lệ dự trữ trứng rất thấp và khó thụ thai tự nhiên. Cầm tờ kết quả trên tay mà chị T. không thể tin vào mắt mình. Bởi trong chuyện sinh đẻ, chị T. luôn nghĩ không có gì khó khăn vì lượng kinh nguyệt của chị trước giờ đều đặn, cơ thể không bao giờ ốm yếu.

Sau thăm khám và chẩn đoán đưa ra kết quả, các bác sĩ trấn an tinh thần, tư vấn bệnh nhân nên thụ tinh ống nghiệm để đạt hiệu quả trong thụ thai.

Nguyên nhân khiến chị em suy giảm dự trữ buồng trứng

Thực tế, có không ít bệnh nhân tìm đến các đơn vị  y tế với tâm lý hoang mang, sợ không có con vì suy giảm dự trữ buồng trứng. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Khoa Sản phụ Hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội) sẽ chia sẻ kiến thức chuyên môn suy giảm dự trữ buồng trứng như sau:

Dự trữ buồng trứng là khái niệm mô tả số lượng và chất lượng các nang noãn còn lại ở buồng trứng. Dự trữ buồng trứng sẽ giảm dần theo độ tuổi và là nguyên nhân chính làm giảm chức năng sinh sản của phụ nữ.

Suy giảm dự trữ buồng trứng bao gồm suy giảm dự trữ buồng trứng tự nhiên (tức là đến độ tuổi mãn kinh sẽ tự nhiên hết trứng) và suy giảm dự trữ bệnh lý (nhóm bệnh này thường xảy ra trong độ tuổi 18 – 25 tuổi.

Từ sau 30 tuổi, số nang noãn có xu hướng giảm nhanh hơn và tỷ lệ bất thường noãn cũng tăng nhanh. Đến khoảng sau 35 tuổi, tốc độ suy giảm này càng tăng nhanh hơn.

Điều này dẫn đến khả năng sinh sản của người phụ nữ suy giảm nhiều. Khả năng có thai giảm, đồng thời tỷ lệ sảy thai, biến chứng trong thai kỳ tăng lên, tỷ lệ bất thường của trẻ cũng tăng.

Cặp vợ chồng làm amp;#34;chuyện ấyamp;#34; mãi mà không có con, đi khám mới biết mình mắc sai lầm - 2

Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung.

Về nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng hiện nay chưa có nghiên cứu xác định cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia có thể đưa ra một số những yếu tố tác động như:

Suy buồng trứng có thể xảy ra do nạo phá thai liên tục hoặc nhiều lần, dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng, khiến buồng trứng không thể sản sinh ra các trứng một cách bình thường hoặc có chất lượng.

Một số trường hợp phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục, nhiễm virus herpes... cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra lão hóa buồng trứng sớm, dù chưa đến tuổi mãn kinh.

Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết làm giảm hormone Estrogen, gây giảm chức năng buồng trứng.

Dấu hiệu nhận biết suy giảm dự trữ buồng trứng sớm

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh suy buồng trứng sớm là:

- Kinh nguyệt không đều

- Chu kỳ kinh không hành kinh hoặc ít hơn bình thường

- Hành kinh nhưng huyết ít hơn, nhạt màu...

- Stress

- Loãng xương

- Suy tuyến giáp

- Bệnh tim...

Ở một số người, khi mắc suy buồng trứng, cơ thể có các dấu hiệu như mãn kinh tự nhiên với cơn bốc hỏa, đau khi quan hệ tình dục, khô âm đạo, tiểu nhiều lần, són tiểu...

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, buồng trứng là bộ phận quan trọng, không chỉ thực hiện chức năng nuôi dưỡng tế bào trứng mà còn sản xuất hormone sinh dục điều khiển hoạt động tình dục và hoạt động sinh sản ở phụ nữ.

Do đó, suy buồng trứng sớm sẽ ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần cho người phụ nữ. Đặc biệt, đây còn là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn cho nữ giới.

Phương pháp hỗ trợ sinh sản cho chị em bị suy giảm dự trữ buồng trứng

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tích cực nào có thể cải thiện khả năng sinh sản của những người bị suy buồng trứng sớm. Hầu hết, phụ nữ sẽ phải uống thuốc để cải thiện tỉ lệ trứng hoặc áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm nếu muốn có con.

Vì thế, để tránh tình trạng vô sinh do suy buồng trứng, phụ nữ nên quan tâm đến độ tuổi để có thai, vì càng nhiều tuổi (nhất là sau 30 tuổi) nguy cơ mắc suy buồng trứng cao hơn.

Đồng thời, không nên kéo dài quá lâu khoảng cách giữa 2 lần sinh, thời gian lý tưởng là từ 3 đến 5 năm và tốt nhất sinh con trước 35 tuổi.

Bên cạnh đó, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, nếu thấy kinh nguyệt có vấn đề bất thường: Máu kinh ít, kinh thưa dần, mất kinh mấy tháng liên tiếp... cần đi kiểm tra và điều trị sớm, tránh để rối loạn nội tiết kéo dài gây suy buồng trứng.

Ngoài ra, chị em cần hạn chế stress, căng thẳng, có chế độ ăn uống hợp lý... để tăng cường sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng.

Sắp kết hôn lại nhận tin suy buồng trứng, cô dâu hối hận vì làm điều này suốt 2 tháng
Đột nhiên thấy chu kỳ kinh nguyệt thưa hơn trước, Vân Vân ở Vũ Hán (Trung Quốc) vội vàng tới bệnh viện khám nhưng không ngờ phải nghe tin dữ.
Theo Như Như
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ