Thường xuyên mua sữa uống và chú ý chăm sóc sức khỏe nhưng vợ chồng người đàn ông họ Kiều một ngày bất ngờ phát hiện mắc ung thư.
Người đàn ông họ Kiều, 42 tuổi, người Quảng Đông gần đây công việc bận rộn nên ít chú ý tới sức khỏe. Một giai đoạn, anh mệt mỏi, thường xuyên cảm sốt, không thể ngủ ngon vào ban đêm, cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu giảm sút, cơ thể gầy đi. Cho đến một ngày anh đau bụng dữ dội nên nghỉ để đi khám.
Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện địa phương cho thấy chỉ số alpha-fetoprotein đạt 620ug/L. Các bác sĩ cũng phát hiện một khối u 4cm trong gan của anh. Sau khi anh thông báo với vợ, người vợ cũng đau khổ thừa nhận chị mới nhận kết quả ung thư gan giai đoạn đầu. Cặp đôi hoàn toàn không thể chấp nhận sự thật rằng cả hai đều mắc ung thư.
Sau đó, sau khi được bác sĩ hỏi kỹ hơn và tìm hiểu thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của cặp đôi, nguyên nhân có thể đã được tiết lộ:
1. Hay uống sữa giảm giá, ăn thực phẩm hết date hoặc để qua đêm
Thói quen của vợ chồng anh Kiều là thường mua sữa giảm giá để tiết kiệm chi phí. Nhưng trên thực tế, thực phẩm hết hạn sử dụng rất có thể sản sinh ra một chất độc hại gọi là aflatoxin, được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại I vào năm 1993. Điều kiện phát triển tối ưu cho chất này là 33-38°C, pH 5,0 và hoạt độ nước 0,99. Cơ thể con người sử dụng lâu dài sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho gan và có thể gây ra bệnh gan nặng.
Uống sữa là tốt nhưng phải là sữa đảm bảo chất lượng, đúng hạn dùng. (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, aflatoxin B1 cực kỳ độc hại, độc gấp 10 lần so với kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Nó cực kỳ ổn định và có thể không bị hư hại trong 20 giờ ngay cả ở nhiệt độ cao 100°C. Nó sẽ chỉ phân hủy dần ở nhiệt độ cực cao 280°C, vì vậy việc đun nóng thông thường không thể loại bỏ độc tố. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi, việc sử dụng aflatoxin lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan rất nhiều.
2. Ít vận động trong thời gian dài
Việc anh Kiều đam mê công việc, ít vận động là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Một nghiên cứu về nguy cơ ngồi lâu đăng trên JAMA cho biết ngồi thường xuyên làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư và tử vong không do ung thư, và đây cũng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc khiến cặp vợ chồng phát triển bệnh ung thư.
3. Làm việc quá sức và nghỉ ngơi không đủ
Do áp lực công việc, vợ chồng anh Kiều thường xuyên phải thức khuya. Các bác sĩ cho rằng làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn cũng có thể là nguyên nhân quan trọng gây ung thư gan. Mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng minh việc thức khuya sẽ gây ung thư gan, nhưng nó chắc chắn rằng việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến rối loạn đồng hồ sinh học, dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng và khả năng trao đổi chất của cơ thể, từ đó dễ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư gan.
Ngoài ra, sau khi chức năng gan bị tổn thương do thức khuya không thể phục hồi nếu nghỉ ngơi, chức năng gan sẽ tiếp tục suy giảm, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư lợi dụng, cuối cùng dẫn đến ung thư gan. Vì vậy, thức khuya cũng là nguyên nhân chính và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Bác sĩ chỉ ra cần thực hiện 4 thói quen sau để tránh nguy cơ mắc bệnh, bao gồm ung thư:
Vứt bỏ thức ăn để qua đêm, không uống sữa hết hạn dùng
Thức ăn sẽ sản sinh ra một lượng lớn nitrit sau khi để qua đêm, khi chất này được cơ thể con người hấp thụ sẽ chuyển hóa một chất gây ung thư có tên là nitrosamine, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày...
Đồ ăn thừa đã ôi, hỏng không nên sử dụng tiếp. (Ảnh minh họa)
Bật hút mùi khi nấu ăn
Khói dầu sinh ra trong quá trình nấu nướng sẽ tạo ra một lượng lớn các chất có hại như benzopyrene, dinitrophenol, acrolein, oxit nitơ và các chất gây ung thư có độc tính cao khác, nếu hít phải quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư mũi, họng, phế quản, phổi và các bộ phận khác của cơ thể bị tổn thương.
Khám sức khỏe định kỳ
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người không muốn đi khám, thậm chí không chú ý đến các triệu chứng bất thường trên cơ thể. Việc thiếu nhận thức về sàng lọc sớm có thể dẫn đến bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để phát hiện, chẩn đoán và điều trị, có thể dẫn đến bệnh nặng.
Thay thế vật dụng hàng ngày
Những vật dụng thiết yếu hàng ngày như thớt, đũa tre trong nhà bếp rất dễ bám bụi bẩn sau một thời gian sử dụng, thậm chí có thể bị ẩm mốc nếu không bảo quản đúng cách. Vật dụng mốc sinh ra aflatoxin có hại, làm tăng nguy cơ ung thư.