Quả kiwi có nguồn dinh dưỡng cao, tuy nhiên nó cũng sẽ gây dị ứng ở cơ thể con người, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ đe dọa đến tính mạng.
Vào lúc 6 giờ tối ngày 13 tháng 9, một cậu bé 10 tuổi, Đinh Đinh, được gửi đến Phòng cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân thành phố Ôn Châu, trong tình trạng mặt và môi hơi sưng, trên cơ thể phát ban rất nhiều nốt đỏ.
Điều đáng ngạc nhiên, nguyên nhân gây bệnh của Đinh Đinh lại là một quả kiwi. Theo gia đình cậu bé cho biết, sau bữa ăn tối, Đinh Đinh có ăn một quả kiwi, chưa đến 5 phút thì bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như tức ngực, cơ thể yếu ớt, khó thở, phát ban, đau bụng,… Sau đó, gia đình lập tức đưa Đinh Đinh đến Trung tâm y tế ngay cạnh nhà, huyết áp của Đinh Đinh lúc này chỉ là 70/30mmHg (đứa trẻ 10 tuổi bình thường có giới hạn huyết áp thấp là 90/60mmHg).
Quả Kiwi là thủ phạm gây nên tình trạng bệnh của Đinh Đinh
Sau khi được chẩn đoán bởi bác sĩ của Trung tâm Y tế, Đinh Đinh đang trong trạng thái sốc dị ứng, ngay lập tức bác sĩ đã thực hiện các biện pháp như thở oxy, tiêm bắp adrenaline và tiêm truyền nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho Đinh Đinh, đợi huyết áp của cậu bé tăng cao, sau đó gia đình chuyển Đinh Đinh đến Bệnh viện Nhân dân Ôn Châu.
Theo bác sĩ Khương Nghị, phó Khoa Nhi của Bệnh viện nhân dân Ôn Châu giải thích, theo kết quả xét nghiệm máu của Đinh Đinh vào thời điểm đó, ngoài các triệu chứng trên bề mặt như sốc và phát ban, Đinh Đinh cũng bị tổn thương chức năng tim và thận.
Bác sĩ Khương Nghị nói: "Đinh Đinh đã đến viện lúc 8 giờ, huyết áp là khoảng 80/40mmHg. Sau khi chẩn đoán, chúng tôi tiêm thêm một mũi adrenaline cho cậu bé, để Đinh Đinh thở oxy, cứ mỗi nửa giờ lại đo huyết áp một lần. Sau đó huyết áp của Đinh Đinh mới dần dần trở lại bình thường, và tình trạng bệnh của cậu bé đã dần ổn định hơn”.
Phát ban là dấu hiệu của dị ứng Kiwi
Bác sĩ nói tiếp: “May mắn gia đình Đinh Đĩnh đã tỉnh táo khi đưa cậu đến bệnh viện gần nhất, và việc xử lý của Trung tâm y tế và việc đưa Đinh Đinh đến bệnh viện kịp thời đã giúp cứu sống cậu bé. Nếu gia đình trì hoãn các triệu chứng của cậu bé, nó sẽ tác động lớn các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng”.
Tại sao một quả kiwi nhỏ lại có một "sức mạnh giết người" lớn như vậy?
Nguyên nhân là do dị ứng gây nên. Thể chất của Đinh Đinh dị ứng với quả kiwi, và các triệu chứng phản ứng ngay lập tức. Loại dị ứng thể chất này bình thường là từ 5-20 phút, nhiều nhất cũng không vượt quá 30 phút thì sẽ xuất hiện triệu chứng.
Các thành viên trong gia đình nói rằng, lần đầu tiên Đinh Đinh ăn kiwi không có dấu hiệu dị ứng, vậy tại sao ăn lần này lại phát bệnh nguy hiểm như vậy?
Bác sĩ Khương Nghị giải thích, bởi vì lần đầu tiên ăn quả kiwi, trong cơ thể sản sinh kháng thể IgE tương ứng, nó sẽ phủ bề mặt tế bào lớn trong bộ phận của cơ thể và giúp cơ thể chống lại dị ứng, đến lần thứ 2 kháng thể yếu đi, sẽ dẫn đến hàng loạt các triệu chứng bệnh.
Do đó, khi cho trẻ ăn gì đó, cha mẹ cho trẻ ít nhất là "ăn thử" hơn 2 lần với số lượng ít hơn, đồng thời chú ý quan sát phản ứng sau khi ăn. Không được để tình trạng ăn lần đầu không có vấn đề gì, lần thứ hai lại càng ăn nhiều hơn. Nếu sau 3 lần không có phản ứng dị ứng, thì có thể cho trẻ ăn tăng dần số lượng. Nếu cha mẹ thấy hiện tượng bất thường, lập tức phải đưa đến bệnh viện.
Một số quả khác gây dị ứng
Dị ứng dứa
Dứa chứa bromelain, một loại enzyme làm tăng tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa và dị thể đại phân tử protein trong đường ruột xâm nhập vào máu. Các biểu hiện của dị ứng dứa là đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, ngứa, má đỏ, tứ chi và lưỡi phát mụn, ra nhiều mồ hôi, nổi mề đay, xuất huyết kết mạc, khó thở,… Khi được điều trị kịp thời, khoảng 2, 3 ngày người bệnh sẽ hồi phục.
Dị ứng xoài
Trong xoài có chứa một chất là: urushiol. Urushiol là một loại dầu có trong nhựa quả xoài, gây kích thích và gây dị ứng cho người dùng. Urushiol có thể gây phát ban, viêm da tiếp xúc, nổi vảy, phồng rộp. Với những người có cơ địa yếu thì phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiếp xúc hoặc ăn xoài khoảng 10-15 phút. Một số khác thì thường bị phản ứng sau 6-12 giờ.
Dị ứng cam, quýt
Sự dị ứng đối với cây có múi ở trẻ thường bị giới hạn trong viêm da da, sẹo lồi, ngứa và phun trào, ở người lớn, viêm kết mạc và viêm mũi là phổ biến nhất. Trong trường hợp không điều trị đầy đủ, triệu chứng này thường phát triển thành những bệnh nghiêm trọng như eczema, phù ở thanh quản và sốc phản vệ , cần được điều trị nhanh chóng, tốt nhất ở bệnh viện. Trong những trường hợp nặng, phản ứng dị ứng có thể gây buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt . Một số dấu hiệu ban đầu, không có triệu chứng nghiêm trọng đủ để làm cho cuộc sống của bệnh nhân không chịu nổi.