Bác Văn năm nay 15 tuổi và là một học sinh trung học ở Đông Khí (Trung Quốc). Đột nhiên Bác Văn bị sốt cao, khiến cậu hôn mê trong 3 tháng, hiện tại cậu vẫn đang nằm trên giường bệnh.
Trong phòng bệnh thuộc trung tâm phục hồi thần kinh của Bệnh viện Thái Hà (Trung Quốc), Bắc Văn 15 tuổi đang nằm trên giường bệnh với khuôn mặt trắng bệch. Từ ngày 19/7 cậu bắt đầu bị sốt, hôn mê gần 3 tháng, đến giờ còn đang phải điều trị tại bệnh viện.
Bác Văn bị hôn mê gần 3 tháng.
Mẹ của Bác Văn, bà Bốc nói: "Thằng bé rất siêng năng cần cù, học tập khá tốt, dáng người cao 1m70 và nó rất thích chơi bóng rổ. Quê gốc của chúng tôi ở Vân Dương, để thuận tiện cho việc học của Bác Văn, gia đình chuyển đến khu vực Thập Yến sinh sống. Hiện tại, mỗi ngày tôi đều đến bệnh viện để chăm con trai, giúp con trai đi lại và nói chuyện với con. Bác Văn sống động và đáng yêu ngày nào giờ bị bệnh như này, trái tim tôi thật sự đau đớn”.
Điều gì đã khiến Bác Văn bị hôn mê gần 3 tháng?
Bà Bô nhớ lại chuyện xảy ra với con trai từ hồi tháng bảy. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 19/7, bà Bô phát hiện ra rằng con trai bà bị sốt và cho cậu bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, Bác Văn không giảm sốt, ngược lại còn sốt cao hơn, sốt đến 41 độ C. Sau đó bà Bô đưa con trai đến phòng khám, tiêm hạ sốt nhưng cũng không có tác dụng nhiều.
Lúc này bà Bô đưa con đến bệnh viện gần nhà, trong quá trình điều trị, Bác Văn thường cáu kỉnh bất an, chạy nhảy loạn trong phòng bệnh. Ngày 20/7, Bác Văn sốt cao phải chuyển đến ICU cấp cứu, đến ngày 24/7 vẫn chưa tìm thấy được nguyên nhân bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến Bác Văn bị viêm não Nhật Bản chính là do muỗi... đốt.
Sau đó, bà Bô lại khẩn trương đưa con trai đến Bệnh viện Đồng Tế Vũ Hán. Sau khi kiểm tra dịch não, chẩn đoán Bác Văn bị nhiễm virut viêm não Nhật Bản. Các chuyên gia nói rằng, viêm não Nhật Bản là do bị muỗi chứa virus đốt, chủ yếu là muỗi thuộc loài culex (muỗi chân dài).
Sau thời gian ủ bệnh 4-7 ngày, trong cơ thể lượng virus đã tăng mạnh, lại tiếp tục xâm nhập vào máu để trở thành loại virus thứ 2 gây ra các triệu chứng như sốt, rùng mình và toàn thân khó chịu. Tuy nhiên, bà Bô lại không biết con trai bị muỗi cắn khi nào.
Sau khi nhiễm virus viêm não Nhật Bản, bệnh nhân chủ yếu bị sốt cao, rối loạn ý thức, co giật, tăng áp lực nội sọ và kích thích màng não, bệnh nhân nặng có thể chết do suy tuần hoàn hô hấp, một số bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, tê liệt, rối loạn tâm thần,...
Vào ngày 31/7, sau hơn một tuần điều trị tại bệnh viện Đồng Tế, Bác Văn được chuyển trở lại để điều trị ở Thập Yến. Tại bệnh viện Thái Hà, sau khi được chăm sóc đặc biệt, Bác Văn tiếp tục hôn mê, nhưng những dấu hiệu bệnh quan trọng đã ổn định, cậu được đưa đến trung tâm hồi phục chức năng thần kinh để trị liệu.
Sốt là biểu hiện đầu tiên của viêm não Nhật Bản
Bác sĩ Lý Hải Phong ở Bệnh viện Thái Hà nói: "Khi Bác Văn mới chuyển đến khoa của chúng tôi, cơ thể cậu bé ở trạng thái mất ý thức, mắt không chớp, không thể chủ động ăn, không thể nói chuyện, trải qua hai tháng điều trị hồi phục, cậu ấy có thể mở mắt và nói điều gì đó đơn giản."
Bác sĩ nói tiếp: “Bác Văn hoàn toàn có thể tỉnh lại tương đối lớn, nhưng cần phải tiếp tục điều trị, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn 1 năm, trí lực và chức năng vận động sau này có thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Bác Văn có rất nhiều biến chứng, xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, do vậy cần phải đặc biệt chú ý”.
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ. Vaccine viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 1 tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi.
Tiêm phòng là cách ngừa bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất
Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh viêm não Nhật Bản phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác...
Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.