Một cậu bé 9 tuổi ở Trung Quốc sau khi ăn món cá tại nhà đột nhiên xuất hiện biểu hiện ngừng tim, suy hô hấp.
Gần đây, tại Chương Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc), vì để bổ sung dinh dưỡng cho cậu bé Tiểu Khải 9 tuổi, gia đình đã làm nhiều món ăn ngon, đặc biệt là có món cá nóc. Không ngờ, Tiểu Khải sau khi ăn xong không lâu, xuất hiện triệu chứng tê miệng, tê đầu lưỡi. Gia đình vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương. Một lúc sau, Tiểu Khải đột nhiên bất tỉnh, thậm chí ngừng tim, suy hô hấp.
Tiểu Khải bị ngừng tim sau khi bị ngộ độc do ăn cá nóc.
Bác sĩ ngay lập tức thực hiện hồi sức tim phổi, dùng máy thở giúp thông khí… để ổn định triệu chứng sinh tồn. Sau đó, Tiểu Khải được đưa đến Bệnh viện Nhi thành phố Hạ Môn để tiếp tục điều trị. Trải qua 7 ngày cấp cứu, thần trí của Tiểu Khải đãi dần dần hồi tỉnh. Bác sĩ phán đoán, Tiểu Khải xuất hiện những triệu chứng này, là vì sử dụng các nóc chưa được xử lý sạch sẽ dẫn đến ngộ độc. May mắn thay Tiểu Khải ăn với số lượng không nhiều, cộng với kịp thời được đưa đến bệnh viện, trúng độc không sâu.
Cá nóc độc như thế nào?
Tetrodotoxin (độc tố ở cá nóc) chủ yếu được tìm thấy trong da và các cơ quan nội tạng của cá nóc, đặc biệt là buồng trứng và gan, 5g tetrodotoxin có thể đe dọa tính mạng con người. Ngoài da, độc tố của cá nóc là một chất độc thần kinh, độc hại hơn 1.200 lần so với natri xyanua. Natri xyanua độc hơn nhiều so với asen, vì vậy có thể thấy rằng tetrodotoxin vô cùng nguy hiểm.
Cá nóc dù nhiều dinh dưỡng nhưng nếu chế biến không cẩn thận rất dễ ngộ độc
Trong giai đoạn đầu tiêu thụ độc cá nóc, con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê miệng, môi, đầu lưỡi, ngón tay… Sau đó sẽ phát triển các triệu chứng như buồn nôn, đi bộ và nói rất khó khăn, tiếp nữa sẽ xuất hiện tình trạng giảm huyết áp, khó thở, thậm chí là mất ý thức, ngưng thở. Mặc dù cá nóc có rất nhiều chất dinh dưỡng, như protein và axit amin, nhưng nó là một loại cá có độc tính cao phải được xử lý một cách vô cùng cẩn thận, không được ăn tùy tiện.
Các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc
1. Mật cá: Mật cá có chứa các hợp chất độc hại như axit cholic và axit hydrocyanic, bất luận là nuốt sống hay nấu chín, chất độc không dễ bị phá vỡ, nếu ăn phải sẽ gây ra mức độ trúng độc khác nhau. Bác sĩ cảnh báo các loại cá mua trên thị trường thường thấy như cá trắm cỏ, trắm đen, cá mè, cá diếc, mật đều có độc.
2. Khoai tây nảy mầm: Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
3. Cà chua xanh: Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
3. Cá ngừ: Cá ngừ có chứa chất scombrotoxin có thể gây nôn mửa, nhức đầu và đau bụng. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ sau khi bị bắt, có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy bằng cách nấu nướng thông thường. Nên ăn cá tươi là tốt nhất.
4. Trứng sống: Trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella ngay cả khi chúng trông sạch và không bị dập vỡ. Để tránh bị bệnh, hãy nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đều chín kỹ. Bảo quản trứng của bạn ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C và không nên ăn thực phẩm có trộn trứng sống.
Phương pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
- Không ăn những thực phẩm đã bị hỏng.
- Thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh và được hâm nóng trước khi ăn, tất cả các loại thực phẩm trong hộp đã quá hạn nên vứt bỏ.
- Trái cây và rau củ phải được rửa sạch, các loại thực phẩm sống chín nên được chế biến riêng.
- Thực phẩm nên được làm lạnh và đông lạnh, và nhiệt độ nên được kiểm soát trong khoảng 2 độ C-8 độ C, có thể ức chế sự sinh sản của hầu hết các vi khuẩn.
- Khử trùng thực phẩm ở nhiệt độ cao trước khi tiêu thụ là một phương pháp an toàn.
- Nghiêm cấm ăn động vật và thực vật có độc như mật cá, cá nóc,…