Từ nhỏ đến lớn, hầu hết mỗi người đều đã từng trải qua chuyện bị bỏng, nhưng nếu sau khi bị bỏng sơ cứu sai cách cũng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc và trường hợp của người phụ nữ trong bài viết dưới đây là một minh chứng.
Trong dân gian, có rất nhiều cách để chữa trị vết bỏng như bôi bột mì, mỡ lợn, kem đánh răng, nước tương… Mọi người phải biết rằng, vạn lần không được tùy tiện làm theo phương pháp dân gian, bởi sau khi bị bỏng da vô cùng mỏng manh, xử lý một cách bừa bãi, sẽ dẫn đến nhiễm trùng rất nghiêm trọng.
Gần đây, ở Khoa Bỏng của Bệnh viện Nhân dân Tiểu Lãm Trung Sơn (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân ngồi xe lăn, 2 chân của cô vừa đen vừa tím, và còn kèm theo phù nề.
Kết quả tự ý chữa bỏng của cô Lư.
Sau khi đến bệnh viện, bước đầu tiên các sĩ sẽ đánh giá tình trạng của vết thương dựa vào mắt thường và phán đoán mức độ tổn thương. Bác sĩ nhìn thấy miệng vết thương của người bệnh thì lắc đầu, vì vết thương không thể nhìn rõ rốt cuộc là cái gì.
Bệnh nhân đã làm gì với vết thương?
Được biết bệnh nhân là cô Lư, khi đang làm việc thì không may bị nước sôi đổ vào 2 chân, lúc này cô nghe phương pháp dân gian của người lớn tuổi trong gia đình, dùng “thuốc tím” bôi vào vết bỏng. Kết quả một tuần trôi qua, vết thương của cô Lư không những không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn.
Trong y học, thuốc tím được gọi là tím gentian là một loại thuốc thuộc dạng chống vi khuẩn, chống nấm. Người ta dùng tím gentian bôi tại chỗ trên da bị nhiễm khuẩn (hăm bẹn) hoặc một số nấm (Candida). Tím gentian không được dùng để bôi lên niêm mạc hoặc da bị rách (vết thương hở) vì trên động vật thí nghiệm tím gentian có thể gây ung thư. Trường hợp của cô Lư đã bôi tím gentian lên vết thương bị bỏng, kết quả không những không chữa lành vết thương mà còn ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ và làm trì hoãn thời gian tốt để chữa bệnh.
Loại thuốc tím được cô Lư bôi sau khi bị bỏng
Bác sĩ cũng đề cập đến những nơi y học tương đối lạc hậu, người dân thường sử dụng một số phương pháp dân gian để chứa bỏng. Áp dụng những phương pháp dân gian này, sẽ làm cản trở nhân viên y tế chẩn đoán chính xác tình trạng của vết thương, cũng có thể gây nhiễm trùng thứ phát nhân tạo.
Vết thương bị bỏng cần được xử lý kịp thời, chỉ cần một động tác là đủ, đó là sau khi bị bỏng, rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong 5 phút. Cô Lư bởi vì trải qua một tuần, bôi quá nhiều thuốc tím, mới dẫn đến bị nhiễm trùng nặng. Hiện tại cô phải phẫu thuật và đang nằm trong bệnh viện.
Vết thương vừa mới mở chuẩn bị bắt đầu lành miệng, người thân trong gia đình lập tức giới thiệu phương pháp dân gian. Thực tế rất nhiều phương pháp dân gian không những khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn mà còn gây mất mạng. Do đó, không được dùng các biện pháp dân gian một cách bừa bài để chữa bỏng.
Dưới đây là các bước sơ cứu khi bị bỏng
Mọi người cần phải biết kỹ năng sơ cứu sau khi bị bỏng
- Trước tiên bạn cần tách ra khỏi nguồn gây bỏng.
- Sau đó sẽ làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
- Tiếp đến nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.
- Rồi che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.
- Đặt người bỏng ở tư thế nằm.
- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.