Một bé trai bị bỏng bởi nước nóng 100 độ C và biện pháp sơ cứu đầu tiên của người mẹ đã khiến bác sĩ phải khen ngợi. Phương pháp sơ cứu này nếu như ai cũng có thể hiểu và thực hiện sẽ giúp thay đổi cuộc đời của con bạn.
Trẻ bị bỏng là tình huống xảy ra không ít trong cuộc sống thường ngày. Mới đây, bệnh viện Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận trường hợp trẻ bị bỏng khá nặng nhưng may mắn giảm bớt được nguy hiểm nhờ sự sáng suốt của người mẹ.
Bác sĩ Yue khoa Bỏng đã chia sẻ về trường hợp đặc biệt này: "Tại phòng cấp cứu, tôi đã điều trị cho một cậu bé 17 tháng tuổi bị bỏng nước nóng 100 độ C. Sau khi nhìn thấy vết thương của đứa trẻ, thật sự tôi đã phải ngợi khen mẹ của cậu bé vì hành động rất sáng suốt".
Đây là một người mẹ rất có hiểu biết. Sau khi đứa trẻ bị bỏng, những người khác trong gia đình đều lập tức nói phải đưa cậu đến bệnh viện, một khắc cũng không được trì hoãn, nhưng mẹ của đứa trẻ đã không làm vậy.
Mẹ đứa trẻ nói với bác sĩ Yue: "Bởi vì tôi đọc được một bài báo khoa học đã viết một khi bị bỏng, trước tiên phải sử dụng nước lạnh để rửa vết thương trước, sau đó kịp thời đưa đến bệnh viện. Điều này có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt của da bị bỏng, tản nhiệt và giảm đau cho đứa trẻ”.
Bé trai được cứu sống nhờ cách sơ cứu kịp thời và chính xác của người mẹ
Cậu bé này thật may mắn vì có một người mẹ có kiến thức. Sau khi cậu bị bỏng, bởi vì người mẹ đã sơ cứu kịp thời và đúng cách khiến vết bỏng của đứa trẻ được lành rất nhanh sau khi điều trị tại bệnh viện.
Nhiều phụ huynh tin tưởng vào các phương pháp chữa bỏng dân gian và gây hại cho trẻ
Tuy nhiên, trong các trường hợp bỏng lâm sàng, các bà mẹ sơ cứu như vậy rất hiếm. Có một bé gái 16 tháng tuổi, khi cha mẹ đang vội pha sữa bột, đứa trẻ không may làm đổ một cốc nước nóng trên bàn lên toàn thân.
Ngày đó khi cấp cứu, lần đầu tiên nhìn thấy đứa trẻ này, phần đầu, mặt, cổ ngực và các bộ phận khác không những bị bỏng ở diện tích rộng, mà còn vô số tổn thương trên da. Sau điều tra tôi mới biết rằng, sau khi đứa trẻ bị bỏng, cả gia đình đều hoảng loạn, vội vàng cởi toàn bộ quần áo của đứa trẻ, khiến phần da của đứa trẻ bị rách.
Chỉ vì cha mẹ sơ cứu không đúng cách dẫn đến vô số những vết thương trên cơ thể trẻ
Kiểu sơ cứu này hoàn toàn sai lầm, không chỉ gây thêm vô số vết thương cho đứa trẻ, còn khiến quá trình điều trị khó khăn, đứa trẻ khóc không ngừng, gặp phải không ít đau đớn. Thực tế, sau khi bị bỏng, phương pháp cấp cứu chính xác nhất là, dùng nước lạnh rửa vết phỏng 15-20 phút, sau đó mới cắt bỏ quần áo.
Một trường hợp sơ cứu sai lầm khác đó là một cậu bé dưới 5 tuổi, sau khi bị bỏng, cha mẹ tin vào phương thuốc dân gian, lấy lọ thuốc mỡ và bôi vào vết thương bị bỏng của đứa trẻ. Sau khi thấy đứa trẻ không có chuyển biến tốt, cha mẹ mới lập tức đưa cậu bé đến bệnh viện. Sau vài ngày cấp cứu trong bệnh viện, cậu bé đã chết, nguyên nhân dẫn đến cái chết chính là bề mặt vết bỏng rộng bị nhiễm khuẩn và sốc độc.
Nhiều cha mẹ còn dùng phương pháp bôi tương hoặc kem đánh răng lên vết bỏng, đây là một cách sơ cứu sai lầm
Ngoài ra, có một số bậc cha mẹ khác thích sử dụng nước tương và kem đánh răng để chữa bỏng. Đặc biệt, nhiều người nghĩ rằng kem đánh răng có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cho dù đó là áp dụng kem đánh răng hoặc nước tương, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự chuẩn đoán của bác sĩ về chấn thương, còn gây nhiễm trùng.
Nếu trẻ vô tình bị bỏng, cha mẹ phải chú ý 4 bước sau:
Bước 1: Xả nước
Sau khi bỏng, rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh sau đó là băng bó vết thương để tránh nhiễm khuẩn
Cha mẹ phải nhớ rằng sau khi đứa trẻ bị bỏng, vết thương phải được rửa bằng nước lạnh sạch chảy trong 10-30 phút để giảm thiệt hại cho các mô sâu. Mục đích của việc này không chỉ làm giảm nhiệt độ của vết bỏng một cách hiệu quả, mà còn giảm sưng.
Bước 2: Cởi quần áo của trẻ
Sau khi rửa và làm mát vết bỏng, hãy cởi bỏ quần áo bỏng của trẻ. Như đã đề cập trong trường hợp thứ hai ở trên. Sau khi bị bỏng cha mẹ đã cởi bỏ quần áo của trẻ luôn, khiến da của trẻ bị rách ở nhiều nơi, do vậy cần tránh tình trạng này.
Bước 3: Băng vết thương
Sau khi hoàn thành hai bước trên, hãy băng vết bỏng của trẻ bằng gạc sạch hoặc vải bông sạch. Mục đích của việc này là để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Cha mẹ phải biết rằng nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, có thể gây tử vong!
Bước 4: Đưa trẻ vào bệnh viện
Cuối cùng là đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời
Sau khi trẻ đã được sơ cứu, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất. Cố gắng đưa trẻ đến điều trị tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa về bỏng, để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bốn bước trên là bước sơ cứu chuẩn sau khi bị bỏng, có thể cứu được mạng sống. Các phương pháp sơ cứu đầu tiên ở trên không chỉ thích hợp cho trẻ em, mà còn cho cả người lớn.