Chất tạo ngọt thực phẩm được WHO xếp loại có thể gây ung thư, chuyên gia cảnh báo có 5 thứ còn nguy hiểm hơn

MINH MINH - Ngày 14/07/2023 14:17 PM (GMT+7)

Có những chất gây ung thư ẩn chứa xung quanh chúng ta nhưng nhiều người không nhận ra, vẫn thường xuyên tiếp xúc.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến ​​sẽ liệt chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có trong các loại nước ngọt ăn kiêng và kẹo cao su vào danh sách chất có thể gây ung thư cho con người. Điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng, bàn tán. 

Về vấn đề này, bác sĩ cho rằng không cần quá hoảng sợ, bởi điều thực sự cần tránh là những chất gây ung thư đã được xác nhận hoàn toàn.

Chất gây ung thư được phân loại như thế nào?

IARC chia các chất gây ung thư thành 5 cấp độ: 

- Cấp độ 1: Có bằng chứng xác thực liên quan rõ ràng đến sự xuất hiện ung thư.

- Cấp độ 2A: Có bằng chứng tương đối mạnh minh chứng có thể gây ung thư.

- Cấp độ 2B: Chất đó có thể gây ung thư cho người.

- Cấp độ 3: Không cần lo lắng quá nhiều, bao gồm trà, cà phê và cholesterol.

- Cấp độ 4: Không thể gây ung thư, ví dụ như axit amin.

Từ cấp độ 2B đến cấp độ 4, mọi người có thể không cần quá lo lắng. Điều cần quan tâm là những chất gây ung thư mạnh ở cấp độ 1 và cấp độ 2A.

Các chất gây ung thư cấp độ 1 của IARC phải tránh 

Virus HPV 

Virus HPV gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, sùi mào gà,… với tỷ lệ lên đến 90% ở cả nam và nữ. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tiền bạc và tính mạng của người bệnh.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa hiệu quả virus HPV

Tiếp xúc với ánh nắng 

Ánh nắng có nhiều tác động xấu đến làn da, có thể dẫn đến lão hóa, ung thư và một loạt các bệnh liên quan khác. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) sẽ gây ra khoảng 90% các triệu chứng tổn thương da.

Aflatoxin

Aflatoxin là một chất cực độc và độc tính của nó gấp 68 lần asen, gấp 10 lần so với kali xyanua, khả năng gây ung thư gấp 70 lần so với dimethylnitrosamine, và nó có sức tàn phá cực lớn đối với mô gan. Tiêu thụ thường xuyên aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như ngô, gạo, lạc,... rất dễ bị mốc và sản sinh ra aflatoxin. Đũa tre, thớt gỗ bị mốc, nứt cũng có thể ẩn chứa nấm mốc độc hại. 

Thịt đã qua chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, giăm bông và bánh mì kẹp thịt được liệt kê là chất gây ung thư loại I, có thể gây ung thư đại trực tràng. Ăn 50 gam thịt chế biến hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 1,18 lần.

Rượu

Thành phần chính của rượu là ethanol, được oxy hóa thành acetaldehyde sau khi vào tế bào gan. Acetaldehyde là lý do đồ uống có cồn được phân loại là chất gây ung thư loại 1. Một thống kê được đưa ra trong Báo cáo Ung thư Thế giới năm 2014 - 3,5% ca ung thư là do rượu, và cứ 30 ca tử vong vì ung thư thì có một ca là do rượu. 

Tại sao ung thư dạ dày đặc biệt phổ biến ở châu Á? Lý do đáng sợ nằm ở cách ăn này, người Việt rất chuộng
Những thói quen ăn uống hàng ngày là nguyên nhân chính khiến cho các nước châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn các quốc gia châu Âu.

Ung thư dạ dày

MINH MINH (Dịch từ TVBS)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư