Chỉ vì mắc một sai lầm lớn trong ăn uống mà nữ bệnh nhân 20 tuổi khiến bản thân trông tàn tạ chắc khác gì một bà lão, đặc biệt "vùng kín" còn bị lở loét, tiết dịch màu xanh.
Bác sĩ Tian Zhixue thuộc Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Cheng Hsin ở Đài Bắc, Đài Loan đã chia sẻ một ca bệnh đặc biệt trong chương trình về y tế khiến bất cứ ai cũng phải “rùng mình” xem lại thói quen ăn uống của chính mình.
Nữ bệnh nhân 20 tuổi nhập viện trong tình trạng rất tệ, tóc gần như rụng hết, da sần sùi nổi đầy đốm đỏ. Nhìn vẻ ngoài của cô chẳng khác gì một người già, không hề nhận ra một chút vẻ đẹp nào.
Khi bác sĩ bỏ khẩu trang mà nữ bệnh nhân đang đeo ra lại càng sốc hơn, xung quanh miệng cô gái bị loét rất nhiều. Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại, khi nữ bệnh nhân kéo quần xuống, bác sĩ Tian Zhixue thực sự hãi hùng. Gần như toàn bộ bộ phận sinh dục của người phụ nữ đều bị lở loét, chảy mủ và tiết dịch màu xanh.
Theo nữ bệnh nhân chia sẻ tình trạng này đã xuất hiện được một thời gian và cô đã từng đi khám da liễu. Nữ bệnh nhân đã được kê đơn điều trị bằng steroid nhưng không hiệu quả. Bác sĩ Tian Zhixue khi ấy đã nghi ngờ vấn đề của người phụ nữ là chứng bệnh tự miễn nên đã tiến hành xét nghiệm máu, nhưng các chỉ số hoàn toàn bình thường.
Lúc này bác sĩ Tian Zhixue rất bối rối khi không thể tìm ra nguyên nhân nhưng khi nghe người phụ nữ kể về thói quen ăn uống của mình liền lập tức hiểu ra và cho tiến hành kiểm tra lại. Kết quả cho thấy nguyên nhân chính là do giảm cân quá mức dẫn tới thiếu chất kẽm trong cơ thể.
Bác sĩ Tian Zhixue cũng kể lại nữ bệnh nhân ấy rất gầy. Được biết sau khi kết hôn, cô đã điên cuồng giảm cân bằng cách ăn chay, tuyệt đối không ăn thịt. Tuy nhiên phương pháp này của cô quá cực đoan, thiếu lành mạnh. Dù người chồng đã cố gắng ngăn cản nhưng không thành, cuối cùng dẫn tới kết quả phải nhập viện.
Bác sĩ Tian Zhixue.
Kẽm quan trọng với cơ thể như thế nào?
Trong danh sách những khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể, kẽm chỉ xếp thứ hai sau sắt với chức năng chính là giữ cho da, tóc, răng và móng khỏe mạnh, chưa kể đến chức năng của hệ sinh dục và hệ miễn dịch.
Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 loại enzym trong cơ thể, và các enzym này giúp xúc tác cho những phản ứng sinh hóa thiết yếu cho tổng hợp protein, sản xuất hoocmon cũng như sức khoẻ nói chung.
Những người ăn chay trường và ăn chay nghiêm ngặt có nguy cơ thiếu kẽm khá cao vì họ thường có hàm lượng axit phytic cao trong chế độ ăn có thể làm giảm hấp thụ kẽm. Các phytate thường có trong các thực phẩm như lúa mì nguyên hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Những người uống nhiều rượu cũng có thể bị thiếu kẽm vì cồn ức chế sự hấp thụ kẽm của cơ thể. Bạn cũng có thể bị thiếu kẽm nếu bạn bị bệnh lý bong tróc nhiều da như eczema và bệnh vẩy nến bởi vì chúng làm tăng thay mới tế bào có thể dẫn đến thiếu hụt.
Không ăn thịt đỏ có nguy cơ cao bị thiếu kẽm.
Tuy nhiên những người có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất là những người không ăn thịt đỏ. Bởi thịt đỏ là một trong những nguồn giàu kẽm sinh khả dụng nhất trong chế độ ăn nên những người ăn chay hoàn toàn, ăn chay trường hay loại bỏ thịt đỏ khỏi chế độ ăn có nguy cơ bị thiếu kẽm vì những thực phẩm thay thế thịt thường chứa ít kẽm hơn nhiều.
Anna Magee - biên tập viên sức khỏe của Healthista đã nói chuyện với các chuyên gia về dấu hiệu thiếu kẽm mà mọi người cần đặc biệt lưu ý:
- Rụng tóc nhiều;
- Móng dễ gãy và có đốm trắng trên móng;
- Răng bị xỉn màu;
- Dễ loét miệng;
- Các vấn đề về da như mụn, vết thương lâu lành;
- Xương yếu.
Bổ sung kẽm cho cơ thể như thế nào?
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như trai, ngao, sò, hàu; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt bí ngô, hạt điều và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo xát trắng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít.